CQ là gì? Các quy định pháp luật về CQ

Trong phạm vi bài viết, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về CQ theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007
  • Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

2. CQ là gì?

CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng. Đây là loại giấy tờ xác nhận hàng hóa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.

Một số loại chứng nhận CQ như là ISO 9000, ISO 22000, HACCP…..

Hiện nay, CQ chia làm hai loại:

– Chứng nhận tự nguyện: việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chí chuẩn quốc tế được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức/cá nhân.

Có nghĩa là việc muốn có CQ hay không phụ thuộc vào nhu cầu của cá nhân/tổ chức.

– Chứng nhận bắt buộc: Việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của nhà nước.

CQ như là một loại giấy thông hành. Nó thể hiện chất lượng của sản phẩm là phù hợp với tiêu chuẩn của đơn vị sản xuất và thỏa mãn các tiêu chuẩn đã công bố trước đó.

3. Lợi ích của CQ

– Khẳng định chất lượng sản phẩm với người tiêu phẩm, nhà thầu, chủ đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

– Xác nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn đã công bố.

-Được sử dụng dấu chất lượng trên sản phẩm, hàng hóa khi lưu thông trên thị trường.

– Được phép lưu thông và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.

-Hỗ trợ thương thảo quốc tế: CQ giúp tham gia vào các giao dịch quốc tế một cách dễ dàng hơn. Bỏi các đối tác quốc tế thường yêu cầu sản phẩm hợp tác phải có CQ.

4. Cơ quan cấp CQ

Hiện nay có 2 cơ quạn có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa là:

– Bộ công thương

– Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI)

5. Thủ tục cấp CQ

5.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận chất lượng theo mẫu

– Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị sản xuất kinh doanh

– Bản vẽ mặt bằng cơ sở, kèm theo mô tả chi tiết về quy trình sản xuất, bảo quản sản phẩm có xác nhận của chính quyền địa phương

– Xác nhận đã tham gia tập huấn kiến thức liên quan đến sản xuất về sản phẩm

– Xác nhận sức khỏe của chủ sở hữu  cơ sở và những người tham gia vào quy trình sản xuất, kinh doanh

5.2 Thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân/tổ chức chuẩn bị một bộ hồ sơ như trên

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cá nhân/Tổ chức nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lý thì sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu sửa đổi bổ sung.

Qúa 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo bổ sung hồ sơ mà cá nhân/tổ chức không phản hồi thì hồ sơ sẽ bị hủy bỏ.

Bước 4: Thành lập đoàn thẩm định thực tế ở cơ sở

Sau khi hồ sơ hợp lệ, có quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở xem có đáp ứng được các yêu cầu không.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa

Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về CQ- giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: Ngày 6/03/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *