HIỆN TƯỢNG THƯƠNG MẠI CHỆCH HƯỚNG TRONG AFTA

Khu vực thương mại tự do là hình thức hòa nhập thương mại giữa nhiều nước. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về hiện tượng thương mại chệch hướng trong khu vực thương mại tự do ASEAN trong bài viết dưới đây nhé.

1. HIỆN TƯỢNG THƯƠNG MẠI CHỆCH HƯỚNG LÀ GÌ?

  • Thương mại chệch hướng là hiện tượng hàng hóa nhập khẩu từ ngoại khối có thể xâm nhập vào các quốc gia có thuế quan cao thông qua quốc gia có thuế quan thấp trong một khu vực thương mại tự do. 
  • Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do sự phân biệt về mức thuế xuất, nhập khẩu giữa các nước thành viên và không phải thành viên của một hiệp định hay một khu vực thương mại tự do. 
  • Bản chất của hiện tượng là một hiện tượng mang tính chất tiêu cực, là một hình thức trốn thuế của các nhà sản xuất ngoài khu vực thương mại tự do né tránh thuế quan nhằm xâm nhập vào thị trường của các nước có thuế quan cao mà không phải chịu mức thuế đối của các quốc gia đặt với khu vực ngoài khối bằng cách xây dựng nhà máy thực hiện công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất ở các nước có thuế quan thấp và sau đó xuất khẩu sang các nước thành viên khác có thuế quan cao hơn. 
  • Thương mại chệch hướng không chỉ gây tổn thất cho các nước trong khối do phải trả giá hàng nhập khẩu cao hơn mà còn gây tổn thất cho các nước ngoài khối do không xuất khẩu được hàng hóa hoặc bị bắt buộc phải giảm giá xuất khẩu của họ nhằm cạnh tranh. Điều này khiến các ngành xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh không phát huy được hiệu quả, ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong khối FTA và ảnh hưởng tiêu cực đến sự hợp tác và phát triển giữa các quốc gia.

2. KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN LÀ GÌ?

  • Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) là khu vực thương mại hình thành giữa các nước ASEAN mà tại đó các rào cản thương mại được dỡ bỏ, đồng thời các hoạt động thuận lợi hóa thương mại được xúc tiến với hàng hóa qua lại giữa các quốc gia thành viên. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. 
  • AFTA hình thành nên các hệ thống quan hệ song phương nhằm thúc đẩy cho cả hệ thống cùng tiến tới mục tiêu chung. Cụ thể, tháng 10/2003, Hội nghị ở Bali, các lãnh đạo ASEAN đã đồng ý hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuế quan và các hàng rào phi thuế (NTBs) vào năm 2020, hướng đến một thị trường chung ASEAN.

3. LIÊN HỆ VỚI KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN

  • Hiện nay, vấn đề về hiện tượng thương mại chệch hướng trong AFTA mới chỉ dừng lại ở mức lưu ý, dự báo trước về hiện tượng này có thể xảy ra khi ASEAN ký kết Hiệp định thương mại tự do với các nước chứ chưa đến mức báo động do chưa có hiện tượng chệch hướng thương mại nổi bật nào. 
  • Để hạn chế hiện tượng này xảy ra, quy tắc xuất xứ hàng hóa (RO) được xây dựng thành một trong các chế định pháp lý chính của AFTA. 
  • Hiệp định ATIGA đã dành riêng Chương 3 từ Điều 25 đến Điều 39 để quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Các quốc gia thành viên có thể áp dụng trực tiếp hoặc ban hành, sửa đổi bổ sung các văn bản quốc gia nhằm thực thi các quy định về quy tắc xuất xứ của ATIGA. Các nước trong khu vực thương mại tự do luôn áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng chệch hướng trong khu vực. 
  • Bên cạnh đó, để các quốc gia thành viên có thể được hưởng ưu đãi thương mại trong AFTA thì hàng hóa phải có nguồn gốc ASEAN. Cụ thể, hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ (Điều 27), hoặc hàng hóa có xuất xứ không được thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ (Điều 28). 
  • Ví dụ: Gạo, thanh long, sầu riêng… được trồng và thu hoạch tại Việt Nam, khi xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan sẽ được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy.

Trên đây là nội dung về hiện tượng thương mại chệch hướng trong AFTA, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 25/10/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *