GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu hơn về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật.

I. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
  • Luật Quản lý ngoại thương 2017
  • Luật hải quan 2014

II. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.

Loại giấy này được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.

Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu.

III. Có những loại C/O nào ?

Có 2 loại C/O chính:

– C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.

– C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…

IV. Mẫu C/O phổ biến ở Việt Nam

C/O form A: là hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

C/O form B: là hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi.

C/O form D: là hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

C/O form E: là hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).

C/O form S: là hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào CO form AK: là hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2).

C/O form AJ: là hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3).

C/O form VJ : là Việt nam – Nhật Bản.

C/O form GSTP: là hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.

C/O form ICO: là cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước dựa theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (IC/O)

V. Đăng ký cấp C/O 

1. Hồ sơ 

– Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y bản chính của thương nhân);

– Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân

– Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O 

– Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O 

Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:

– Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định, hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm:

– Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ 

– Mẫu C/O mẫu D đã được khai hoàn chỉnh 

– Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;

– Bản sao hoá đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

– Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;

2. Theo trình tự, các bước cấp C/O 

Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O. 

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Tùy vào loại form C/O mà thương nhân sẽ nộp đến một trong số cơ quan sau:

– Bộ Công thương là cơ quan thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các tổ chức khác thực hiện việc cấp C/O. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:

– VCCI: cấp giấy chứng xuất xuất xứ hàng hóa C/O form A, B…

– Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công thương cấp C/O form D, E, AK,…

– Các Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp được ủy quyền cấp C/O form D, E, AK,…

Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:

  1. Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;
  2. Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể chứng từ cần bổ sung);
  3. Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);
  4. Từ chối cấp C/O 
  5. Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân.

Bước 4: Nhận kết quả

Trên đây là toàn bộ giải đáp về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: Ngày 28/02/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *