Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm là thể thống nhất giữa mặt chủ quan và mặt khách quan. Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu biểu hiện bên ngoài thế giới khách quan của tội phạm; việc tìm hiểu hoạt động tâm lý bên trong của tội phạm cũng rất quan trọng. Vậy mặt chủ quan của tội phạm là gì?

I. Mặt chủ quan của tội phạm là gì?

Mặt chủ quan của cấu thành tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra.

Mặt chủ quan của tội phạm có những dấu hiệu: lỗi, mục đích và động cơ.

II. Các dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm

1. Dấu hiệu lỗi

Lỗi là biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

Cố ý phạm tội được quy định trong Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Căn cứ vào thái độ của người phạm tội đối với hậu quả tác hại cố ý phạm tội, Luật Hình sự phân loại thành: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

  • Hình thức lỗi cố ý trực tiếp có ba đặc điểm: một là người phạm tội thấy trước hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, hai là người phạm tội thấy trước hậu quả tác hại của hành vi đó, ba là người phạm tội mong muốn gây ra hậu quả tác hại.
  • Hình thức lỗi cố ý gián tiếp có 3 đặc điểm, đặc điểm một và hai giống như đặc điểm lỗi cố ý trực tiếp, còn đặc điểm thứ ba của lỗi cố ý gián tiếp là người phạm tội đã để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Hình sự, người phạm tội không thấy tước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó có thể không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, có 2 hình thức:

  • Vô ý phạm tội vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội khi thực hiện hành vi không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước nên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra. 
  • Vô ý phạm tội vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho răng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.

Động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ. 

Ví dụ: Động cơ đê hèn là dấu hiệu định khung tăng nặng được phản ánh trong cấu thành tội phạm tăng nặng của tội giết người.

Ngoài ra, động cơ còn có thể được xem là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.

3. Mục đích phạm tội

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan, mà người phạm tội đặt ra phải đạt được, khi thực hiện hành vi phạm tội. Là một trong những dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm.

Chỉ xem xét đối với mục đích phạm tội của những hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, vì chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt được những mục đích nhất định.

Mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm ở những trường hợp sau:

  • Trường hợp dấu hiệu hậu quả chưa phản ánh được mục đích phạm tội chính của người phạm tội.

Ví dụ: Hành vi khủng bố tuy xâm phạm đến tính mạng con người; nhưng chưa phải là mục đích chính của người phạm tội.

  • Trường hợp dấu hiệu hành vi khách quan không phản ánh được mục đích phạm tội. Đây là những trường hợp hành vi khách quan giống nhau; nhưng lại được thực hiện nhằm những mục đích khác nhau.

Ví dụ: Cùng hành vi xuất cảnh trái phép nhưng có trường hợp nhằm chống chính quyền nhân dân và có trường hợp không nhằm mục đích đó.

Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn về mặt chủ quan của tội phạm mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *