Tội che giấu tội phạm

  1. Che giấu tội phạm là gì?

Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì có thể hiểu che giấu tội phạm là hành vi của một người hay nhiều người không biết về hành vi phạm tội trước đó của tội phạm, sau khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới biết nhưng đã không chủ động trình báo, tố giác với cơ quan chức năng mà thực hiện hành vi che giấu người đã có hành vi phạm tội, cố ý che giấu những dấu vết để lại khi người phạm tội gây ra nhằm làm cho cơ quan điều tra khó khăn hơn, cản trở những bước điều tra và truy tìm dấu vết, tang chứng vật chứng của cơ quan công an.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây cản trở trong quá trình thực thi pháp luật, trừng trị những người có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội nên Bộ luật hình sự có quy định về các chế tài xử phạt cho tội danh này rất nghiêm khắc. Tuy nhiên về tính chất của tội phạm cũng như đảm bảo tính nhân văn trong lối sống của người Việt Nam sẽ có một vài trường hợp đặc biệt đối với những đối tượng đặc biệt.

Theo đó nếu đối tượng thực hiện hành vi che giấu tội phạm cản trở cho quá trình điều tra là những người thân thích trong gia đình như vợ, chồng, con cái hay bố mẹ, ông, bà, anh, chị, em ruột hay cháu ruột thì theo quy định của khoản 2 Điều 18 Bộ luật hình sự 2015 sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm của mình. Trừ trường hợp nếu như người tội phạm mà những đối tượng này che giấu thực hiện các hành vi phạm tội mang tính chất nguy hiểm hoặc rất nghiêm trọng liên quan đến quốc gia như các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Hay vi phạm các tội khác nhưng ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự.

  1. Cấu thành tội phạm của tội che giấu tội phạm

Thứ nhất, về mặt khách quan :

Hành vi che giấu tội phạm được thực hiện bằng hành động sau khi tội phạm được thực hiện, cụ thể như: Chứa chấp, nuôi dưỡng, giúp đỡ người phạm tội trôn tránh pháp luật hoặc xoá bỏ, tiêu huỷ dấu vết chứng cứ của tội phạm, cất giấu, huỷ bỏ tang vật của tội phạm.

Thứ hai, về mặt chủ quan :

Người che giấu tội phạm đã cố ý thực hiện hành vi, hiểu rõ hành vi che giấu của mình là phạm tội, nhưng vì động cơ vụ lợi, hèn nhát hoặc thờ ơ với lợi ích của nhà nước, của cộng đồng, của người khác nên họ vẫn thực hiện hành vi che giấu tội phạm.

Thứ ba, về chủ thể :

Che giấu tội phạm có thể là hành vi của bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự. Và người che giấu tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp được Bộ luật Hình sự quy định trong phần các tội phạm.

Thứ tư, Về khách thể của tội che giấu tội phạm: 

Người phạm tội có hành vi vi phạm liên quan đến tội che giấu tội phạm sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động, công việc và quá trình làm việc của cơ quan chức năng cụ thể là cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện các hành vi phạm tội, điều tra lấy cơ sở để định tội và thực hiện các biện pháp xử lý tội phạm.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội che giấu tội phạm mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *