Thủ tục điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư là thủ tục mà các chủ đầu tư cần lưu ý. Khi chủ đầu tư muốn điều chỉnh dự án đầu tư, thay đổi tên dự án hay một số điều chỉnh khác thì cần phải điều chỉnh dự án theo thủ tục được quy định. Trong bài viết này, Winlegal sẽ chia sẻ với các bạn hướng dẫn thủ tục điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư.
Mục lục
1. Trường hợp nào được điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư?
Căn cứ khoản 3 Điều 41 Luật đầu tư 2020 quy định về các trường hợp dự án đầu tư cần phải làm thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư như sau:
- Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
- Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
- Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
- Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
- Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).
2. Thủ tục điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính
Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư bao gồm: Quốc hội (Điều 34 Luật Đầu tư 2020); Thủ tướng Chính phủ (Điều 35 Luật đầu tư 2020) và UBND tỉnh, thành phố (Điều 36 Luật Đầu tư 2020).
Cơ quan phối hợp thực hiện
Điểm mới của nghị định 31/2020/NĐ-CP so với nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư 2014 về quy định cơ quan phối hợp thực hiện trong việc lấy ý kiến điều chỉnh chủ trương theo đó, nghị định cũ chỉ quy định khi được cơ quan chủ trì lấy ý kiến về chuyên môn thì cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời về nội dung được lấy ý kiến, quy định này vô hình chung đã tạo ra sự tùy tiện, đùn đẩy trách nhiệm, trả lời chung chung hoặc trả lời vượt quá khả năng chuyên môn của cơ quan đó. Do đó, tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 31/2021 đã quy định rõ và cụ thể như sau: Căn cứ khoản 2 điều 6 Nghị định 31/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư quy định về cơ quan được lấy ý kiến như sau:
“a) Cơ quan lấy ý kiến phải xác định nội dung đề nghị có ý kiến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được lấy ý kiến và thời hạn trả lời theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này;
b) Trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời và chịu trách nhiệm về nội dung ý kiến thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó; quá thời hạn quy định mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó.”
3. Trình tự thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư
Đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (Điều 35 Luật Đầu tư 2020)
- Bước 1: Nhà đầu tư nộp 8 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bộ kế hoạch đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các bộ, cơ quan liên quan và ủy ban nhân dân tỉnh (Khoản 3 Điều 32 Nghị định 31) để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh;
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước;
- Bước 4: Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ;
- Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư, cơ quan chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).
Đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
- Bước 1: Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ cho Sở kế hoạch đầu tư;
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định 31/2021/ND-CP hướng dẫn luật đầu tư này để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư;
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;
- Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư, Cơ quan chấp thuận nhà đầu tư trong trường hợp chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật Đầu tư, các Sở, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư.
4. Cách thức thực hiện
Đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ (Điều 35 Luật Đầu tư 2020)
- Số lượng hồ sơ: 08 bộ;
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ kế hoạch đầu tư;
- Người quyết định: Thủ tướng chính phủ.
- Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư (nếu có).
Đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ;
- Cơ quan tiếp nhận giải quyết: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh nơi có dự án hoặc nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành;
- Người có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh, trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp giấy nhưng không thuộc diện chấp thuận chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư thì sau khi ủy ban tỉnh có chấp thuận điều chỉnh chủ trương dự án thì nhà đầu tư nộp hồ sơ lên sở kế hoạch đầu tư để cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được ub tỉnh chấp thuận việc điều chỉnh.
- Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư (nếu có).
Có thể bạn cũng cần: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư mới nhất
5. Dịch vụ tư vấn hoàn thiện thủ tục điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư của Winlegal
Khi có những thay đổi chủ trương dự án đầu tư doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục để điều chỉnh cho phù hợp với quy định của nhà nước. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có bộ phận pháp lý riêng để xử lý các vấn đề này. Luật Winlegal là một trong những giải pháp giúp bạn thực hiện các thủ tục pháp lý nhanh chóng, đúng quy định.
Công ty Luật TNHH Winlegal với 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn luật, tư vấn đầu tư, hoàn thiện các thủ tục hồ sơ, đăng ký giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp…Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn cho khách hàng về điều kiện, hồ sơ thủ tục liên quan đến điều chỉnh chủ trương dự án đầu. Đồng hành cùng các khách hàng đến khi thủ tục điều chỉnh hoàn tất. Xử lý hồ sơ nhanh, chính xác với mức chi phí tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ của Winlegal vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): B9, ngõ 193 Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn