Thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Để giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy cùng Winlegal tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là một loại giấy tờ được cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm.

Mục đích của loại giấy chứng nhận thực phẩm này là nhằm chứng minh doanh nghiệp đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng là an toàn, không gây nguy hại tới sức khỏe.

Giấy chứng nhận VSATTP được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước. Bởi vậy, chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được xem như sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Mức phạt đối với cơ sở không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có các mức xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức về hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Để xin giấy phép an toàn thực phẩm cần tuân thủ theo các luật – nghị định bên dưới:

  • Luật An toàn thực phẩm 2010 Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
  • Công văn số 2129/BCT- KHCN triển khai thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP;
  • Công văn số 3109/BCT – KHCN hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Cơ sở nào cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

  • Công ty, hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, chế biến thực phẩm, thức ăn;
  • Lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, chế biến đồ ăn, phục vụ đồ ăn thức uống tại chỗ;
  • Bếp ăn tập thể, bếp ăn công nghiệp, căng tin, bếp ăn tại bệnh viện, trường học, công sở, khu công nghiệp;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến thực phẩm, đồ uống, suất ăn sẵn, đồ ăn chín…;
  • Các cửa hàng nông sản sạch, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, các cơ sở lưu trữ kho lạnh…

Cơ quan nào cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

3.1 Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận cho:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở)

3.2 Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận cho:

  1. a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn; b) Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. c) Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt. Chi cục Nông lâm thủy sản tỉnh/thành phố cấp chứng nhận cho doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủy hải sản, nông sản…

Hồ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì?

  1. a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  2. b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  3. c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm;
  4. d) Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hiện nay giấy xác nhận kiến thức đã được một số đơn vị như 1 số UBND quận/huyện… bãi bỏ trong danh mục hồ sơ cấp phép, tuy nhiên tùy vào loại hình và sản phẩm kinh doanh của quý khách, chúng tôi sẽ đưa ra tư vấn cụ thể về giấy này;
  5. e) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

Các điều kiện cần đáp ứng, thời gian thực hiện xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  1. a) Điều kiện về cơ sở kinh doanh – Cơ sở sạch sẽ, kiên cố, trần, nền, tường nhẵn, không trơn trượt, không khó làm vệ sinh, tránh xa nguồn ô nhiễm trực tiếp – Cơ sở có đủ hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn mua hàng giá trị gia tăng, giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm như bản công bố, giấy attp của cơ sở cung ứng nguyên liệu Khi được tiếp nhận thông tin từ khách hàng, chúng tôi sẽ cử đại diện xuống làm việc và khảo sát tình hình thực tế của cửa hàng và đưa ra lời khuyên (nếu có);
  2. b) Điều kiện về nhân sự trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm – Chủ cơ sở và nhân viên phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định – Phải được khám sức khỏe định kỳ và cung cấp giấy khám sức khỏe có giá trị trong 12 tháng trở lại đây – Nhân viên phải có CMT/CCCD chứng minh độ tuổi lao động từ 18 tuổi trở lên;
  3. c) Thời gian thực hiện: Khoảng 30 ngày;

Quy trình thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm tại cơ quan chuyên môn được phân cấp (y tế, công thương, nông nghiệp)

Bước 2: Nộp lệ phí

  • Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng.
  • Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép: 700.000 – 3.000.000 đồng tùy theo lĩnh vực mà Khách Hàng kinh doanh, sản xuất.

Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan chức năng tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động.

Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Thời hạn của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?

Nhiều cá nhân, tổ chức doanh nghiệp nghĩ rằng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn vĩnh viễn và họ không bao giờ xin cấp lại. Đây là một sai lầm rất thường gặp trong việc chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hậu quả của việc này là nhiều cơ sở kinh doanh bị xử phạt ngoài ý muốn.

Vậy đây là một điều bạn phải ghi nhớ kĩ là loại giấy phép này có thời hạn 3 năm kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong thời gian này, cơ quan chức năng vẫn sẽ đi kiểm tra và đánh giá xác nhận cơ sở kinh doanh của bạn đủ kiền kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp của bạn có thể hoàn toàn tự do hoạt động theo đúng cam kết và thoả thuận theo quy định của cơ quan cấp giấy phép an toàn thực phẩm.

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Winlegal

Đối với các cá nhân, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng ăn uống thì giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Mặc dù vậy, không phải cơ sở, doanh nghiệp nào cũng tự mình hoàn thiện được đầy đủ các thủ tục xin cấp phép.

Hiểu được điều này, Công ty luật TNHH Winlegal thành lập và mang đến những dịch vụ tư vấn luật tốt nhất cho khách hàng trong đó có cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Qua nhiều năm hoạt động chúng tôi đã tư vấn giúp đỡ hàng nghìn khách hàng tránh được những thiệt hại về đầu tư cơ sở vật chất do không hiểu rõ những quy định dẫn đến việc không thể thực hiện cấp phép. Điều này khiến cá nhân, doanh nghiệp tốn thời gian, gây thiệt hại về kinh tế cho cá nhân và doanh nghiệp.

Để không gặp phải các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm Quý khách vui lòng liên hệ số Hotline của Winlegal 0246.29.33.222 để được tư vấn miễn phí và đưa ra phương án làm hồ sơ nhanh nhất, hiệu quả nhất theo quy mô và loại hình của từng doanh nghiệp.

Tóm lại

Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết liên quan đến thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Mọi vấn đề chưa được rõ ràng quý vị có thể liên hệ tới Luật WinLegal để được giải đáp nhanh chóng nhất. Winlegal cung cấp đa dạng các dịch vụ tư vấn luật như dịch vụ thành công ty, đăng ký kinh doanh, thay đổi giấy phép kinh doanh…

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): B9, ngõ 193 Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *