Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm

Căn cứ pháp lý:

I. Khái niệm

Hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống hoặc các chất chủ định đưa vào thực phẩm được sản xuất và buôn bán trái pháp luật, không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên hoặc có một trong các chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa, gây thiệt hại cho lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng.

Luật sư hay pháp chế?

II. Cấu thành tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

2. Mặt khách quan

Thứ nhất, xét về hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội này bao gồm hai loại hành vi đó là sản xuất và buôn bán.

Luật an toàn thực phẩm 2010 giải thích thuật ngữ sản xuất và kinh doanh thực phẩm, cụ thể như sau:

 – Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số, hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.

 – Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất các hoạt động từ giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

 Thứ hai, xét về hậu quả của tội phạm:

 Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm gây ra là:

– Thiệt hại về thể chất: bao gồm thiệt hại về tính mạng hay các tổn hại về sức khỏe cho người tiêu dùng.

– Thiệt hại về vật chất: gây thiệt hại về tài sản.

– Đối với tội sản suất và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành cơ bản của tội phạm, hậu quả chỉ được nhắc tới trong các tình tiết định khung tăng nặng.

3. Mặt chủ quan

Tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có hình thức lỗi là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thây trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Động cơ, mục đích của tội phạm chủ yếu là vụ lợi. Động cơ và mục đích của tội phạm tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng việc xác định động cơ, mục đích của cá nhân hay pháp nhân phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

4. Chủ thể của tội phạm

Trong trường hợp chủ thể của tội phạm là cá nhân, phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Trong trường hợp chủ thể tội phạm là pháp nhân, căn cứ vào Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 thì điều kiện chịu trách nhiệm hình sự được quy định:

– Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được thực hiện nhân danh pháp nhân.

– Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được thực hiện vì lợi ích pháp nhân.

– Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.

Ý kiến pháp lý là gì? Đối tượng nào được cấp ý kiến pháp lý?

III. Khung hình phạt

Có 04 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự:

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân thương mại có thể bị phạt từ 1 tỉ đến 18 tỉ hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính: Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Ngày xuất bản: 14/12/2023  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *