Thông tin về thành lập công ty con ở nước ngoài

Thông tin về thành lập công ty con ở nước ngoài

Những băn khoăn của những doanh nghiệp mới thành lập công ty con ở nước ngoài gặp rất nhiều. Chẳng hạn như: Hồ sơ? Quy trình? Cần chuẩn bị gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn giải đáp được những thắc mắc đó.

1. Công ty con là gì?

Một công ty được xem là công ty con của một công ty mẹ khi công ty mẹ sở hữu trên 50% cổ phần hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn nhưng cho phép công ty mẹ khống chế một cách hợp pháp hoạt động kinh doanh của công ty con.

Công ty con có thể được thành lập dưới các hình thức khác nhau nhưng đều là những thực thể pháp lý độc lập với công ty mẹ. Công ty con tham gia quan hệ pháp luật bằng danh nghĩa của chính mình. Các hoạt động kinh doanh của công ty con được điều hành bởi chính bộ máy quản lý của mình. Công tý mẹ chỉ có thể tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty con thông qua các cơ quan quyền lực của công ty con.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty con ở nước ngoài

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp lệ của doanh nghiệp tại Việt Nam

Tài liệu chứng minh năng lực, khả năng, điều kiện tài chính của công ty tại Việt Nam.

– Các tài liệu, giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân hợp lệ (thẻ căn cước, hộ chiếu). Những giấy tờ này cần được dịch ra ngôn ngữ của quốc gia bạn sẽ đăng ký mở công ty con và xin giấy xác nhận của lãnh sự quán.

3. Thủ tục thành lập công ty con ở nước ngoài

Nhìn chung thủ tục thành lập công ty con ở nước ngoài phải trải qua nhiều bước với việc chuẩn bị hồ sơ khá phức tạp. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện:

Bước 1: Xác định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài với trường hợp cụ thể của nhà đầu tư

– Quốc hội có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài với các dự án có vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên và các dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần phải được Quốc hội quyết định;

– Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài với các dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông với vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; Dự án đầu tư không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Bước 2: Thực hiện thủ tục để được phép đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật đầu tư. Tùy trường hợp dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ giải quyết mà trình tự giải quyết sẽ có sự khác nhau.

Xem thêm: Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Bước 3: Trường hợp không phải xin chủ trương đầu tư thì chuẩn bị nộp hồ sơ yêu cầu xin cấp giấy phép đầu tư công ty con ở nước ngoài

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thành lập hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền;
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài là dự án trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nước mà nhà đầu tư muốn thành lập công ty con

Những thủ tục cần chuẩn bị đã được nếu rõ ràng ở bên trên. Nếu có vướng mắc về vấn đề gì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua thông tin bên dưới. Trân trọng!

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  admin@winlegal.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *