Thế nào là hình phạt

1. Khái niệm hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự

Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đoi với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.

Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở nội dung tước bỏ, hạn chế quyền và lơi ích của người bị kết án như quyền sở hữu, quyền tự do và có thể cả quyển sống của con người,.. cũng như ở hậu quả pháp lí kèm theo mà họ phải gánh chịu là án tích. Là biện pháp cưỡng chế nhà nước, hình phạt được bảo đảm thi hành bằng bộ máy cưỡng chế của Nhà nước.

2. Đặc trưng cơ bản của hình phạt

  • Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, có nhiều biện pháp cưỡng chế như xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại về tài sản, xử lý kỷ luật. So với các biện pháp cưỡng chế khác thì chỉ có hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, vì: hình phạt đánh vào lợi ích kinh tế, hình phạt hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do thân thể, hình phạt được ghi vào lai lịch tư pháp, cá biệt hình phạt còn loại bỏ quyền được sống của người phạm tội
  • Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối vối người hoặc pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội. Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Do đó, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Dựa trên nguyên tắc này có thể khẳng định hình phạt không thể được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội, thậm chí cả trong trường hợp người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Cũng theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam không cho phép việc chấp hành hình phạt thay cho người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội cho dù sự chấp hành thay này là hoàn toàn tự nguyên. Hình phạt tịch thu tài sản cũng chỉ áp dụng đối vói tài sản thuộc quyền sở hữu của người thực hiện hành vi phạm tội mà không được phép tịch thu tài sản thuộc sở hữu của các thành viên khác trong gia đình hay những người thân thích của người phạm tội. Quy định này thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa của pháp Luật Hình sự Việt Nam, thể hiện mục đích áp dụng hình phạt là giáo dục, cải tạo người phạm tội để họ trở thành người lương thiện có ích cho xã hội.
  • Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Toà án quyết định áp dụng bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người phạm tội. Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự đều khẳng định Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ có Toà án mới có quyền xét xử và ra bản án hình sự bằng hình phạt. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, chính xác, khách quan, bảo đảm không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Quy định này thể hiện tính kiên quyết, thận trọng của Nhà nước trong đấu tranh chống tội phạm đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng của công dân, và thể hiện sự thống nhất giữa tội phạm và hình phạt. Tội phạm là cơ sở phải chịu hình phạt, ngược lại hình phạt là hậu quả pháp lý của tội phạm nhằm trừng trị vào giáo dục người phạm tội, giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm.
  • Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Trong đó, hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, cấm cư trú, quản chế, phạt tiền (khi không được áp dụng là hình phạt chính), trục xuất (khi không được áp dụng là hình phạt chính), tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
  • Hình phạt được đặt ra không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Bài viết trên đây đã phân tích ngắn gọn thế nào là hình phạt mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *