Thay đổi, từ chối người bào chữa chỉ định theo Bộ luật tố tụng hình sự

Thay đổi, từ chối người bào chữa chỉ định theo Bộ luật tố tụng hình sự

Việc lựa chọn, thay đổi hoặc từ chối người bào chữa chỉ định cho một vụ án hình sự được lựa chọn như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây để hiểu cặn kẽ về vấn đề này nhé.

1. Bào chữa là gì?

Bào chữa được hiểu là việc dùng lý lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Bào chữa là quyền hiến định của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.

Đây cũng là quyền của bị can, bị cáo được đưa ra các chứng cứ, lý lẽ, được đặt câu hỏi, được tranh luận trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử.

Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ người bào chữa, hay nhờ luật sư bào chữa cho mình. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.

2. Lựa chọn người bào chữa

Trong mọi trường hợp, người bị buộc tội đều có quyền được bào chữa.

Việc lựa chọn người bào chữa được quy định tại Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.

– Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ: cơ quan có thẩm quyền đang quản lý có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.

Nếu người bị bắt, bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan đang quản lý phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.

– Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam: cơ quan có thẩm quyền quản lý có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.

Nếu người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan quản lý phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.

– Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, tạm giam, tạm giữ có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến của họ về việc nhờ người bào chữa.(Xem thêm: Những điều cần biết về sáp nhập doanh nghiệp )

– Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ có thể đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa nếu người bị buộc tội là thành viên của một trong các tổ chức này.

3. Trường hợp phải chỉ định người bào chữa

Căn cứ Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ trong các trường hợp:

– Bị can, bị cáo về tội có mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

– Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa;

– Người có nhược điểm về tâm thần;

– Người dưới 18 tuổi.

Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp phải chỉ định người bào chữa:

– Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;(Xem thêm: Nghiên cứu các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam )

– Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Thay đổi, từ chối người bào chữa chỉ định theo Bộ luật tố tụng hình sự

Thay đổi, từ chối người bào chữa chỉ định theo Bộ luật tố tụng hình sự

4. Thay đổi, từ chối người bào chữa chỉ định

Theo quy định tại Điều 77 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 việc thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được quy định như sau:

– Người bị buộc tội, người đại diện của người bị buộc tội; người thân thích của người bị buộc tội có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.(Xem thêm: Bán đấu giá quyền sử dụng đất có thế chấp ngân hàng được thực hiện ra sao? )

– Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.

– Trường hợp chỉ định người bào chữa, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định chung. Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

5. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.(Xem thêm: Tố tụng hình sự là gì? )

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

6. Chỉ định người bào chữa

1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;

b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;

c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

7. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa chỉ định

  1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
  • Người bị buộc tội;
  • Người đại diện của người bị buộc tội;
  • Người thân thích của người bị buộc tội.

Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.

  1. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.
  2. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật này.

Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  admin@winlegal.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *