Phá sản và giải thể doanh nghiệp là hai thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người. Do đó trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về sự khác nhau giữa phá sản với giải thể doanh nghiệp.
Tiêu chí | Phá sản doanh nghiệp | Giải thể doanh nghiệp |
Cơ sở pháp lý | Luật phá sản 2014 | Luật doanh nghiệp 2020 |
Khái niệm | Phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. | Giải thể doanh nghiệp là quy trình chấm dứt các hoạt động và sự tồn tại của một doanh nghiệp khi công ty không còn hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục làm việc. Điều này đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải thực hiện một loạt các thủ tục pháp lý để chấm dứt các hoạt động liên quan đến tư cách pháp nhân, cũng như các quyền và nghĩa vụ liên quan |
Nguyên nhân | Doanh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện:
+ Có phạm vi hẹp, doanh nghiệp đã bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. + Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản. |
Doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ DN mà không có quyết định gia hạn. + Theo quyết định của chủ sở hữu Doanh nghiệp. + Công ti không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục; + Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy CNĐKKD; + Doanh nghiệp bị thua lỗ nhiều nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản; do ảnh hưởng của chính sách pháp luật hiện hành |
Thẩm quyền | Tòa án | Chính doanh nghiệp |
Cách thức thanh toán tài sản | Quản tài viên hoặc Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản do Tòa án quyết định | Chính chủ doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp (giải thể bắt buộc) trực tiếp thanh toán tài sản và giải quyết nợ. |
Nợ của doanh nghiệp | thực hiện khi đã mở thủ tục phá sản và thanh toán theo thứ tự luật định, không bắt buộc phải trả hết nợ nếu tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã không còn đủ để thanh toán | Trước khi giải thể phải thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính |
Tính chất | Là loại thủ tục Tư pháp do Tòa có thẩm quyền quyết định | là loại thủ tục hành chính do doanh nghiệp thực hiện với cơ quan nhà nước |
Quy trình thủ tục | Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản -> gửi đơn lên Tòa -> Quyết định mở thủ tục phá sản -> Kiểm kê tài sản -> Thanh lý tài sản -> Thực hiện nghĩa vụ các bên liên quan -> Tuyên bố phá sản | Chủ doanh nghiệp -> gửi quyết định giải thể lên cơ quan đăng ký kinh doanh -> Kiểm kê tài sản -> Thanh lý tài sản -> Thực hiện nghĩa vụ các bên liên quan -> Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành xóa thông tin doanh nghiệp |
Hậu quả pháp lý đối với người quản lý doanh nghiệp | Cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản (trừ trường hợp phá sản vì lý do bất khả kháng). | Chủ doanh nghiệp có thể thành lập một doanh nghiệp mới và làm người quản lý tại doanh nghiệp mới. |
Hậu quả pháp lý với doanh nghiệp |
Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp, Nếu không có thì doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại. | Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại |
Có thể thấy, phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp là hai thủ tục khác nhau. Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn gửi đơn yêu cầu Tòa ra quyết định phá sản hay tiến hành giải thể doanh nghiệp.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề phân biệt phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My
Ngày xuất bản: 17/01/2024