So sánh tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc

1. Căn cứ pháp lý

Điều 108 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội phản bội Tổ quốc

Điều 110 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội gián điệp

2. Giống nhau

Tội phản bội tổ quốc và tội gián điệp là những tội có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội, bởi nó trực tiếp xâm hại đến khách thể quan trọng nhất trong xã hội chính là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền của Tổ quốc.

Khách thể của cả hai tội này là xâm phạm đến quan hệ an ninh quốc gia.

– Hai tội này đều thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng với mức nguy hiểm đặc biệt lớn có khung hình phạt cao nhất quy định tại BLHS: từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân, tử hình.

3. Khác nhau

3.1 Về chủ thể

Tội phản bội tổ quốc: Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là công dân Việt Nam, tức là người mang quốc tịch Việt Nam. Những người không phải là công dân Việt Nam: người nước ngoài, người không quốc tịch không phải là chủ thể của tội phản bội tổ quốc. Tuy nhiên, người nước ngoài, người không có quốc tịch cấu kết với công dân Việt Nam gây nguy hại đến các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phản bội Tổ quốc với vai trò là đồng phạm (người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục).

Tội gián điệp: Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ ai, có thể là công dân Việt Nam, người mang quốc tịch nước ngoài, hoặc người không quốc tịch.

3.2 Mặt khách quan

Tội phản bội tổ quốc: Hành vi khách quan của tội phản bội tổ quốc được thể hiện như sau: Người phạm tội có hành vi cấu kết với người nước ngoài. Câu kết với nước ngoài được hiểu là sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với người nước ngoài nhằm chống lại Tổ quốc. Câu kết với người nước ngoài thường được thể hiện dưới hình thức: Bàn bạc với người nước ngoài về âm mưu, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vũ khí, đạn dược, tiền bạc, các phương tiện kỹ thuật khác để chống lại tổ quốc; hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho người nước ngoài chống lại Tổ quốc. Tội phản bội tổ quốc được coi là hoàn thành, khi người phạm tội có hành vi cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

3.3 Tội gián điệp

Mặt khách quan của tội gián điệp được đặc trưng bằng một trong những hành vi sau:

Hoạt động tình báo: là hành vi điều tra, thu thập mọi tin tức, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc không thuộc bí mật Nhà nước để sử dụng chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phá hoại: thể hiện ở việc người phạm tôi có hành vi chống phá nhà nước, làm cho việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước bị cản trở, không hoàn thành được. Những hành vi đó có mục đích chống chính quyền nhân dân và vì lợi ích của nước ngoài. Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại thể hiện ở hành vi dụ dỗ, rủ rê, tìm người để có nơi ẩn náu, có người giúp đỡ và nói chung để tạo thuận tiện cho hoạt động gián điệp dưới một, hai hoặc ba mặt: hoạt động tình báo, phá hoại, gây cơ sở.

Hoạt động thám báo thể hiện ở hành vi hoạt động ở vùng biên giới vừa có tính chất thu thập tin tức, tình hình quân sự vừa có tính chất biệt kích vũ trang xâm nhập vào nội địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục kích, tập kích, bắt cóc người Tội gián điệp là tội có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm chủ thể nhận lời làm gián điệp hoặc từ thời điểm chủ thể xâm nhập biên giới dù chưa hoạt động gì. Vì vậy, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.

4. Tội phản bội tổ quốc

– Lỗi: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi câu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

– Mục đích phạm tội: Người phạm tội thực hiện hành vi trên nhằm chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Mục đích chống chính quyền nhân dân là mục đích bắt buộc của cấu thành tội phạm tội phản bội Tổ quốc.

5. Tội gián điệp

– Lỗi: Tội gián điệp được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Mục đích phạm tội: là nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài viết trên đây đã so sánh ngắn gọn về nội dung tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *