QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN GIÁM HỘ

Vấn đề giám hộ được quy định rất rõ trong Bộ luật Dân sự năm 2015 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có quy định về điều kiện giám hộ. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về điều kiện giám hộ nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. KHÁI NIỆM GIÁM HỘ

Khoản 1 Điều 46 BLDS 2015 quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ”.

2. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN GIÁM HỘ TẠI BLDS 2015

2.1 ĐIỀU KIỆN CÁ NHÂN LÀM NGƯỜI GIÁM HỘ TẠI ĐIỀU 49 BLDS

  • Để một cá nhân có thể trở thành người giám hộ thì pháp luật đặt ra các điều kiện cụ thể. Cá nhân phải đáp ứng được các nhóm điều kiện liên quan đến mức độ năng lực hành vi dân sự, về tư cách đạo đức, về lý lịch tư pháp liên quan đến trách nhiệm hình sự và lý lịch tư pháp của cá nhân.
  • Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ chỉ có người đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực hành vi dân sự mới có thể thay mặt người được giám hộ, vốn là nhóm người không đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vào các giao dịch dân sự cụ thể. Điều này là cơ sở cho các hoạt động giáo dục, chăm sóc người được giám hộ.
  • So với BLDS 2005, BLDS 2015 nhìn chung vẫn giữ được căn bản, giữ nguyên các quy định. Tuy nhiên nếu xét tổng thể thì các điều kiện trên vẫn còn là ở mức tương đối như về tư cách đạo đức, sẽ rất khó có thước đo chuẩn mực để đánh giá một cá nhân có tư cách giám hộ hay không.

2.2 ĐIỀU KIỆN PHÁP NHÂN LÀM NGƯỜI GIÁM HỘ TẠI ĐIỀU 50 BLDS

  • Pháp nhân cần đáp ứng đủ các điều kiện sau để làm người giám hộ: (i) Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ; (ii) Có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám hộ. Tuy nhiên, các điều kiện này chưa được cụ thể khi xét tới “năng lực pháp luật dân sự phù hợp”. Nhìn chung, giống như điều kiện của cá nhân trở thành người giám hộ thì điều kiện pháp nhân trở thành người giám hộ cũng chưa thực sự rõ ràng.
  • Điều luật này là một điểm mới nổi bật so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã quy định một pháp nhân có thể trở thành người giám hộ nhằm mở rộng phạm vi của chủ thể trong quan hệ giám hộ, giúp cho việc giải quyết vấn đề người giám hộ được mở rộng hơn và phù hợp với các vụ việc phức tạp như hiện nay.

2.3 GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ TẠI ĐIỀU 51 BLDS

  • Để đảm bảo quyền lợi của người được giám hộ không bị chính người giám hộ lợi dụng, xâm phạm thì pháp luật có quy định về việc giám sát người giám hộ. Đây là điều kiện cần để việc giám hộ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, công bằng. Vốn người được giám hộ đã thuộc nhóm những người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự nên pháp luật đã dự trù trước vấn đề và quy định phải giám sát hành vi giám hộ nhằm bảo vệ lợi ích của người được giám hộ.
  • Người giám sát việc giám hộ có ba nhóm quyền và nghĩa vụ như: Giám sát; giám sát và có ý kiến kịp thời; yêu cầu cơ quan nhà nước thay đổi hoặc chấm dứt giám hộ. Việc chọn, cử người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý từ người đó. 
  • BLDS 2015 đã kế thừa những nội dung của BLDS 2005, đồng thời bổ sung các quy định mới về phương thức xác định người giám sát, quyền và nghĩa vụ người giám sát… Đây là các nội dung phù hợp để đảm bảo việc giám sát và giám hộ được diễn ra thực sự và hiệu quả.

Trên đây là nội dung về điều kiện giám hộ theo quy định pháp luật hiện hành, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 04/11/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *