Vì nhiều lý do mà nhiều người muốn nhận một đứa trẻ làm con của mình. Khi nhận nuôi con nuôi thì một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm đó là quyền lợi của con nuôi so với con ruột có gì khác không? Do đó trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giải đáp câu hỏi trên theo quy định của pháp luật để các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1.Cơ sở pháp lý
- Luật nuôi con nuôi 2010
- Luật hôn nhân gia đình 2014
2.Nuôi con nuôi là gì?
Theo cách hiểu đơn giản thì Con nuôi là con không do vợ, chồng trong một gia đình sinh ra, mà do nhận con của người khác về nuôi dưỡng, chăm sóc và xem con nuôi như con đẻ.
Từ định nghĩa trên có thể hiểu
– Con nuôi là người không phải do cha, mẹ đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc sinh ra, giữa hai bên không có quan hệ sinh thành.
– Là người được một người hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con.
– Hai bên có quan hệ cha mẹ và con với nhau.
Theo quy định của pháp luật:
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký (khoản 3 điều 3 luật nuôi con nuôi 2010)
3.Quyền lợi của con nuôi so với con đẻ
Việc nuôi con nuôi được đăng ký làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi. Quyền và trách nhiệm làm cha mẹ được chuyển giao một cách hợp pháp từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi, bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản:
Quan hệ giữa người nuôi và người được nhận nuôi, theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật hôn nhân gia đình 2014: “Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.”
Thứ nhất quyền của người được nhận làm con nuôi với cha, mẹ nuôi và các thành viên khác của gia đình cha, mẹ nuôi:
Theo quy định tại khoản 1 điều 24 của Luật Nuôi con nuôi 2010:
– Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cụ thể, cha mẹ có các nghĩa vụ:
+ Thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con;
+ Chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội….
Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình…
– Quan hệ giữa người con nuôi trong gia đình cha mẹ nuôi bao gồm nhiều quan hệ khác nhau như:
+ Quan hệ giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi;
+ Quan hệ giữa con nuôi với các con đẻ của người nhận nuôi,
+ Quan hệ giữa con nuôi với những người anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi v.v..
Thứ hai quyền được thay đổi một số nội dung về quyền nhân thân trong giấy khai sinh:
Căn cứ theo khoản 2, 3, 4 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định:
– Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
Theo quy định trên, việc nhận nuôi con nuôi không đương nhiên làm thay đổi họ, tên của người được nhận làm con nuôi theo họ của người nhận nuôi. Cha, mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Tuy nhiên, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì việc thay đổi họ, tên phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp, con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên không đồng ý việc thay đổi họ, tên của mình, thì con nuôi mang họ, tên cũ. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi mất năng lực hành vi chỉ cần có sự đồng ý và yêu cầu của cha, mẹ nuôi.
– Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
Đối với trẻ em được nhận nuôi là trẻ em bị bỏ rơi thì dân tộc được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
Có thể thấy, theo quy định của pháp luật con ruột được hưởng những quyền lợi nào thì con nuôi cũng sẽ hưởng hưởng các quyền như thế, không bên nào hơn bên nào.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề nuôi con nuôi và quyền lợi của con nuôi theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My