NỘI DUNG QUYỀN BỀ MẶT

Quyền bề mặt được coi là một quyền mới trong BLDS 2015, bởi lẽ BLDS 1999 và 2005 chưa hề có quy định về quyền năng này. Vậy nội dung quyền bề mặt được thể hiện như thế nào? Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.

1. KHÁI NIỆM QUYỀN BỀ MẶT

  • Điều 267 quy định về khái niệm quyền bề mặt: “Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất thuộc về chủ thể khác”.
  • Theo đó, phạm vi quyền bề mặt gồm: Mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất. Chủ thể quyền bề mặt không chỉ có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước mà còn có quyền khai thác, sử dụng lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác.

2. NỘI DUNG QUYỀN BỀ MẶT

Nội dung quyền bề mặt được quy định tại Điều 271 BLDS 2015. Cụ thể như sau:

“Điều 271: Nội dung của quyền bề mặt

1. Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao”

  • Thứ nhất, các hoạt động thực hiện quyền. Theo Luật La Mã, quyền bề mặt có ý nghĩa là quyền sử dụng không gian trên đất để xây dựng hoặc sở hữu nhà hay các công trình xây dựng khác và là các chế định về canh tác, sản xuất nông nghiệp. Quy định của BLDS Việt Nam hiện hành theo hướng gộp cả hai mục đích trên nên nội hàm rộng hơn.
  • Thứ hai, phạm vi không gian của quyền. Theo BLDS 2015, không gian quyền bề mặt được quy định theo hướng rộng gồm: Khoảng không gian mặt đất, mặt nước, không gian phía trên và lòng đất.
  • Thứ ba, quyền đối với tài sản tạo lập. Trên cơ sở quyền bề mặt được xác lập là hợp pháp nên chủ thể có quyền bề mặt cũng như có toàn quyền đối với tài sản tạo lập. Quyền sở hữu đối với tài sản được đăng kí theo quy định của Luật Đất đai. Việc đăng ký quyền sử dụng đất là bắt buộc nhưng việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản trên đất chỉ dựa trên yêu cầu của chủ thể mà không bắt buộc.
  • Thứ tư, chuyển giao quyền bề mặt. Người có quyền bề mặt được phép chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền bề mặt cho chủ thể khác. Chuyển giao là hoạt động chuyển quyền sở hữu tài sản và quyền khai thác mặt nước, mặt đất, lòng đất cho người khác thông qua các giao dịch như mua bán, tặng cho, thế chấp, trao đổi tài sản. Nếu quyền bề mặt chuyển giao một phần thì chủ thể nhận chuyển giao có một phần quyền bề mặt được chuyển giao và có các nghĩa vụ tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.

Trên đây là nội dung quyền bề mặt, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 23/10/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *