Ngoại tình có bị mất quyền nuôi con không?

Câu hỏi: Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp ạ. Tôi đi ngoại tình và bị chồng tôi phát hiện. Chồng tôi muốn ly hôn với tôi. Chúng tôi có có một con chung là cháu gái 12 tuổi. Chồng tôi muốn sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn. Tôi đồng ý về việc ly hôn. Tuy nhiên về vấn đề nuôi con, tôi muốn được nuôi dưỡng cháu nhưng không biết việc ngoại tình của tôi có làm ảnh hưởng đến quyền nuôi con của tôi không ạ.

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Công ty luật Winlegal xin được giải đáp câu hỏi của chị như sau:

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

II. Ngoại tình là gì?

Về mặt ngữ nghĩa có thể cắt nghĩa cụm từ “ngoại tình” như sau, “ngoại” có nghĩa là bên ngoài, “tình” có nghĩa là tình yêu, mối quan hệ tình cảm về mặt nam nữ, như vậy có thể hiểu đơn giản “ngoại tình” có nghĩa là có mối quan hệ bên ngoài một tình yêu, một mối quan hệ tình cảm nào đó.

Như vậy xét trong quan hệ hôn nhân, Ngoại tình là từ ngữ dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có tình cảm như vợ chồng với người khác không phải là người vợ chồng chính thức của họ.

III. Ngoại tình có bị mất quyền nuôi con không?

Theo quy định của pháp luật thì Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy trong trường hợp này, chị cùng chồng không thỏa thuận được. Do đó việc ai sẽ nuôi con sẽ được tòa án quyết định dựa trên quyền lợi của con. 

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về trường hợp vợ/chồng ngoại tình thì sẽ không được quyền nuôi con. Việc giao con cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng sau khi ly hôn sẽ dựa vào quyền lợi của con và được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Nếu vợ/chồng ngoại tình nhưng vẫn có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt thì vẫn có thể được quyền nuôi con và ngược lại.

IV. Điều kiện được nuôi con sau ly hôn

Theo quy định, Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Tuy nhiên trong trường hợp của chị thì con chị đã 12 tuổi nên chị sẽ không được mặc định là người được nuôi con. Để được nuôi con chị cần đáp ứng những điều kiện sau:

Chị phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con:

– Điều kiện về vật chất như:

+ Thu nhập thực tế

+ Công việc ổn định

+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)

Theo đó Chị phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.

Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

– Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Như vậy, để giành quyền nuôi con chị phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà chị giành được cho con. 

Ngoài ra nếu con đã từ đủ 7 tuổi trở lên thì tòa cũng sẽ tham khảo nguyện vọng của con là muốn ở với bố hay mẹ.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về vấn đề ngoại tình có mất quyền nuôi con không theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: 22/02/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *