Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì khi ký hợp đồng các bên phải lưu ý các vấn đề được giao kết trong hợp đồng. Vậy khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại thì cần lưu ý những điểm nào?
Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giải đáp câu hỏi trên theo quy định của pháp luật
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Luật thương mại 2005
2. Nhượng quyền thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì
– Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
+ Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
+ Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
3. Những lưu ý khi ký hợp đồng nhượng quyền
3.1 Thứ nhất về giá bán
Cần thỏa thuận thống nhất các mức giá về nguyên liệu làm sản phẩm, bao bì đóng gói…để tránh ấn định giá bán tránh trường hợp vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Có thể thỏa thuận như sau:
+ Bên nhận nhượng quyền không được bán giá cao hơn mức bên nhượng quyền cho phép hoặc ngược lại.
+ Bên nhận nhượng quyền không được bán giá thấp hơn bên nhượng quyền cho phép và ngược lại.
+ Bên nhượng quyền có thể ấn định giá bán cho tất cả hệ thống nhượng quyền.
3.2 Thứ hai về vị trí kinh doanh
Thỏa thuận về việc khoảng cách địa lý tối thiểu, khu vực kinh doanh cửa hàng được nhận nhượng quyền. Tránh trường hợp có quá nhiều cửa hàng nhận nhượng quyền cùng nằm trong một phạm vi gần nhây gây ảnh hưởng đến doanh thu.
3.3 Thứ ba nguồn nguyên liệu, bán sản phẩm kèm theo
Thông thường bên nhượng quyền ngoài việc nhượng quyền, họ còn yêu cầu được cung cấp cả nguyên liệu và sản phẩm kèm theo cho bên nhận nhượng quyền. Đây là một quyền của bên nhượng quyền mà được pháp luật cho phép. Tuy nhiên bên nhượng quyền sẽ không được:
+ Yêu cầu bên nhận nhượng quyền chỉ được nhận nguồn nguyên liệu do mình cung cấp.
+ Yêu cầu bên nhận nhượng quyền chỉ được bán các sản phẩm đi kèm theo yêu cầu của mình.
3.4 Thứ tư thỏa thuận về hạn chế quảng cáo
Thực tế có trường hợp bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận nhượng quyền tuân theo quảng cáo của bên nhượng quyền (nội dung quảng cáo, hình thức quảng cáo, khuyến mại…) hay bên nhượng quyền còn yêu cầu bên nhận nhượng quyền không được quảng cáo. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Bên nhận nhượng quyền hoàn toàn có thể từ chối yêu cầu này của bên nhượng quyền.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề lưu ý khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My