Làm thế nào để giành quyền nuôi con sau ly hôn

Sau khi ly hôn, vấn đề ai sẽ là người nuôi con là một vấn đề quan trọng mà các bên quan tâm. Không phải lúc nào các bên cũng có thể thỏa thuận được mà sẽ có nhiều trường hợp các bên xảy ra tranh chấp trong việc giành quyền nuôi con. Vậy làm sao để có thể giành quyền nuôi con sau ly hôn. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi trên theo quy định của pháp luật.

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân gia đình 2014

II. Quy định của pháp luật về vấn đề nuôi con chung sau khi ly hôn

Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì các bên có thể thỏa thuận những nội dung sau:

– Con sẽ do ai nuôi dưỡng sau khi ly hôn. 

– Quyền gặp con, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi “đường ai nấy đi”

Tòa án sẽ tôn trọng và công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục sau khi ly hôn. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con trước khi giao cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao con cho mẹ trực tiếp nuôi, người cha sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Chỉ trường hợp mẹ không đủ điều kiện nuôi thì con dưới 36 tháng tuổi mới được giao cho cha nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục…

III. Làm thế nào để giành quyền nuôi con

Như đã nêu ở trên Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng. Do đó ta cần phải chứng minh cho tòa thấy được rằng mình có đáp ứng được những yêu cầu để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con.

Các bên thường sẽ chứng minh những vấn đề sau đây:

– Điều kiện về vật chất 

Cần chứng minh, bản thân có thu nhập, công việc ổn định, có chỗ ở ổn định để đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con.

Để chứng minh được vấn đề này cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

Điều kiện về vật chất là một trong những yếu tố quan trọng khi cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bởi khi có một cuộc sống đảm bảo, có điều kiện về chất.

– Điều kiện về tinh thần 

Cần có thời gian, giành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con

Những bằng chứng trong trường hợp này có thể về thời gian làm việc của người muốn giành quyền nuôi con; đối phương là người thường xuyên đi công tác, thường xuyên đi xa nhà, không có thời gian chăm sóc cho con…

Như vậy khi đảm bảo được cả hai yếu tố về vật chất và tinh thần thì sẽ có phần “thắng” trong việc giành quyền nuôi con.

– Một số điều kiện khác: 

Khi các bên đều có điều kiện về vật chất và tinh thần là tương đương nhau thì một số các điều kiện khác như có thể tạo môi trường, không gian tốt nhất cho con phát triển… sẽ tạo lợi thế trong việc giành quyền nuôi con.

– Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp

Ngoài việc chứng minh bản thân có khả năng nuôi con thì một vấn đề cũng rất quan trọng đó là tìm ra những bằng chứng chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện để nuôi con.

Những vấn đề cần chứng minh trong trường hợp này có thể kể đến:

– Trong thời gian đang chung sống, đối phương có những hành động gây ảnh hưởng đến con như là: không quan tâm đến con, hay đánh đập, bạo lực với con về tinh thần và thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển năng khiếu… 

– Chứng cứ chứng minh nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình… Qua đó, khẳng định, đối phương là một tấm gương không tốt với con, nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải cứ liệt kê ra những điều kiện, yếu tố như trên là được mà cha, mẹ cần phải có bằng chứng cụ thể, rõ ràng, đầy đủ sức thuyết phục để Tòa án căn cứ vào đó xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về vấn đề làm thế nào để giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: 22/02/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *