Cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản

Tội sử dụng trái phép tài sản là tội danh thuộc nhóm tội về xâm phạm sở hữu của Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sử dụng trái phép tài sản có thể bị phạt từ 01 đến 07 năm tù giam tùy vào mức độ phạm tội của người đó

Căn cứ pháp lý:

I. Sử dụng trái phép tài sản là gì?

Sử dụng trái phép tài sản được hiểu là hành vi khai thác lợi ích của tài sản (hay khai thác giá trị sử dụng của tài sản) của người khác mà không được sử đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đó và trái với quy định của pháp luật với mục đích vì vụ lợi.

Điều này chịu sự điều chỉnh và tác động của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể là tại Điều 177.

Hình phạt tịch thu tài sản được áp dụng khi phạm tội gì? | Công ty luật Dragon

II. Yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản

1. Chủ thể của tội phạm

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 168 (Tội cướp tài sản), 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (Tội cướp giật tài sản), 173 (Tội trộm cắp tài sản), 178 (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản). Như vậy, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai, người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Tội phạm có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc cũng có thế do nhiều người cùng thực hiện.

2. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhân thức rõ hậu quả xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản và mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra hoặc tuy không mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc để hậu quả xảy ra. Mục đích của người phạm tội là mong muốn khai thác giá trị sử dụng của tài sản. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Động cơ của người phạm tội là vì vụ lợi, tức là đem lại lợi ích vật chất tinh thần cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ cũng là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này, nếu không chứng minh được người phạm tội có động cơ vì vụ lợi thì chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm này.

Các dạng bài tập tình huống môn luật hình sự 2015

3. Mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản tuy cũng xâm phạm đến sở hữu nhưng chỉ xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản, tất nhiên muốn sử dụng thì phải chiếm hữu, nhưng không xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản, cũng không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Nếu sau khi đã chiếm hữu, sử dụng trái phép tài sản, người phạm tội bị đòi lại tài sản mà có hành vi dũng vũ lực, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

4. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan duy nhất của tội phạm tội này hành vi sử dụng tài sản một cách trái phép, nhưng để khai thác lợi ích tài sản một cách trái phép trước hết người phạm tội phải tìm cách chiếm hữu được tài sản. Việc chiếm hữu tài sản có thể được thực hiện một cách công khai hợp pháp, nhưng cũng có thể được thực hiện một cách lén lút, trái phép.

Trường hợp người phạm tội chiếm hữu tài sản một cách công khai, hợp pháp rồi sau đó đã sử dụng trái phép tài sản đã chiếm hữu việc xác định tội danh không có gì phức tạp như: lái xe của cơ quan, lợi dụng lúc thủ trưởng cơ quan đang họp nên đã sử dụng xe chở khách thuê để lấy tiền. Nhưng nếu tài sản mà người sử dụng trái phép lại là tài sản trước đó họ chiếm hữu trái phép thì vấn đề định tội sử dụng trái phép hay tội có tính chất chiếm đoạt lại là vấn đề khá phức tạp như: thủ quỹ tự ý lấy tiền quỹ đem gửi tiết kiệm hoặc cho người khác vay lấy lãi, thủ kho tự ý lấy tài sản trong kho đem cho thuê lấy tiền với ý thức sau đó sẽ trả lại quỹ, trả lại kho. Gặp trường hợp này, nhiều nơi xác định thủ quỹ, thủ kho phạm tội thâm ô, nhưng thực tế người thủ quỹ, thủ kho không có ý định chiếm đoạt tài sản mà chỉ có ý định khai thác lợi ích của tài sản.

Như vậy, đặc điểm nổi bật của hành vi sử dụng trái phép tài sản là người phạm tội chỉ có ý định khai thác lợi ích của tài sản chứ không có ý định chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội lại có ý định chiếm đoạt tài sản còn hành vi sử dụng trái phép tài sản chỉ là thủ đoạn, phương thức để đạt được mục đích chiếm đoạt thì không nên vội vàng xác định người phạm tội chỉ sử dụng trái phép tài sản. Ví dụ: Một giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn do làm ăn thua lỗ nên đã nợ hàng tỷ đồng của ngân hàng và của nhiều người khác, nhưng đã dùng tài sản của công ty thế chấp ngân hàng vay tiền rồi dùn tiến đó để thanh toán các khoản nợ cũ để trốn tránh trách nhiệm.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính: Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Ngày xuất bản: 16/12/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *