VAI TRÒ CỦA QUỐC GIA TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Quốc gia là chủ thể đầu tiên, cơ bản, chủ yếu của hệ thống pháp luật quốc tế, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật quốc tế. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu vai trò của quốc gia trong thực thi pháp luật quốc tế trong bài viết dưới đây nhé.

1. QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ LÀ GÌ?

  • Điều 1 Công ước Montevideo 1933 quy định: “Một quốc gia với tư cách là chủ thể của luật pháp quốc tế nên có các tiêu chí sau: a) dân cư thường trú; b) lãnh thổ xác định; c) chính quyền; và d) khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác”. Bốn yếu tố được quy định là những dấu hiệu để nhận biết một thực thể là quốc gia, là những tiêu chí được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay. 
  • Quốc gia là một nước, là chủ thể có quyền năng nguyên thủy và đầy đủ của Luật quốc tế. Quốc gia là chủ thể duy nhất có những khả năng để tự xác lập, cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ cho chính mình, đồng thời là chủ thể duy nhất có quyền tạo lập ra và khả năng tạo lập ra chủ thể mới của Luật quốc tế là các tổ chức liên Chính phủ. 
  • Thực tế cho thấy, quốc gia có quyền năng đầy đủ do nó hội tụ nhiều yếu tố, trong đó có bốn yếu tố chính là có lãnh thổ xác định, dân cư ổn định, có một chính phủ và có năng lực tham gia vào quan hệ quốc tế với các chủ thể khác. Bên cạnh đó, chủ quyền – thuộc tính chính trị pháp lý của quốc gia mà các chủ thể khác không có đầy đủ.

2. THỰC THI LUẬT QUỐC TẾ LÀ GÌ?

Thực thi Luật quốc tế là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của Luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế.

3. VAI TRÒ CỦA QUỐC GIA TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

– Thứ nhất, quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện pháp cưỡng chế việc tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế.

  • Bản chất của Luật quốc tế là sự thỏa thuận của các chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý nên không có cơ quan cưỡng chế thi hành như tòa án hay cảnh sát. 
  • Việc thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế chủ yếu dựa trên sự tự nguyện, thương lượng giữa các quốc gia với nhau, thông qua việc xác định nguyên tắc tuân thủ những cam kết quốc tế là một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. 
  • Trường hợp một quốc gia vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quốc tế quy định thì quốc tế sẽ ràng buộc các chủ thể vi phạm những trách nhiệm pháp lý quốc tế, cụ thể buộc các chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị xâm hại. 
  • Các quốc gia thỏa thuận nhằm xây dựng nên những biện pháp cưỡng chế thi hành và được thực hiện thông qua hai hình thức là: Cưỡng chế cá thể và cưỡng chế tập thể. 
  • Cưỡng chế cá thể là biện pháp cưỡng chế do một số chủ thể thực hiện, tiến hành bởi chủ thể bị vi phạm đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, tức là chủ thể bị hại có quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định phù hợp với Luật quốc tế đối với chủ thể gây hại cho mình.
  • Cưỡng chế tập thể là biện pháp cưỡng chế do nhiều chủ thể thực hiện đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, tức là chủ thể bị hại liên kết với các quốc gia khác để chống lại hành vi xâm lược và được thực hiện như biện pháp cưỡng chế cá thể. 
  • Luật quốc tế mang tính tự cưỡng chế, tức là tự chủ thể bị hại có quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế việc tuân thủ pháp luật quốc tế đối với chủ thể gây hại cho mình.

– Thứ hai, quốc gia là phương tiện để thực hiện pháp luật quốc tế.

  • Pháp luật quốc tế khi áp dụng trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia thì cần phải được chuyển hóa vào pháp luật quốc gia. 
  • Quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nội dung của các quy phạm pháp luật quốc tế vào áp dụng trên thực tiễn, thông qua cơ chế thực thi trong Luật quốc gia.

Trên đây là nội dung về vai trò của quốc gia trong thực thi pháp luật quốc tế, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 24/10/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *