Muốn đầu tư dịch vụ thẩm định giá đối với người nước ngoài tại Việt Nam thì cần thực hiện những thủ tục gì? Cùng tìm hiểu qua bài đọc này nhé!
Mục lục
1. Thẩm định giá là gì?
Khoản 15 Điều 4 Luật Giá năm 2012 định nghĩa thẩm định giá như sau:
Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Theo đó, thẩm định giá hiện là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu về việc xác định giá trị tài sản trong nền kinh tế thị trường. Đây cũng là yếu tố góp phần làm minh bạch, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Đồng thời, khi thẩm định giá đúng thì sẽ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của công dân.
2. Căn cứ pháp lý để kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Luật giá 2012
- Luật Đầu tư năm 201
- Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 6/8/2013
3. Điều kiện để Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với nhà đầu tư nước ngoài
3.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Điều kiện thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài
3.2 Công ty cổ phần
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
4. Hồ sơ cần chuẩn bị
4.1 Hồ sơ đăng ký đầu tư
- Giấy đề nghị cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty thẩm định giá.
- Danh sách thành viên, cổ đông công ty.
- CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu và các loại tài liệu khác có thể chứng minh tư cách cá nhân hay pháp nhân
4.2 Hồ sơ đăng ký thành lập dịch vụ thẩm định giá
- Giấy đề nghị cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty thẩm định giá.
- Danh sách thành viên, cổ đông công ty.
- CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu và các loại tài liệu khác có thể chứng minh tư cách cá nhân hay pháp nhân
4.3 Hoàn tất mọi thủ tục liên quan trước khi thành lập dịch vụ thẩm định giá
- Tiến hành công bố thông tin công ty lên cổng thông tin quốc gia.
- Khắc con dấu của công ty và công bố mẫu dấu.
- Thông báo phát hành hóa đơn
- Tiến hành mở tài khoản ngân hàng cho công ty
- Thực hiện kê khai và đóng các loại thuế như thuế GTGT, môn bài, thuế thu nhập sau khi thành lập công ty.
- Tiến hành góp vốn theo đúng quy định trong vòng 90 ngày. (Tham khảo chi tiết hơn tại Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp).
- Thực hiện đăng ký chữ ký số để nộp thuế online.
- Tiến hành thuê kế toán hay thuê dịch vụ kế toán ở Nam Việt Luật để giúp giải quyết sổ sách của công ty.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn