Các loại thuế doanh nghiệp cơ bản phải nộp mới nhất năm 2025

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 20225

Bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải đóng những loại thuế gì? Theo dõi bài viết dưới đây của Winlegal để biết thêm thông tin về thuế doanh nghiệp. 

Có 4 loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải đóng, bao gồm: 

Các loại thuế doanh nghiệp cơ bản phải nộp năm 2025

1. Lệ phí môn bài 

Lệ phí môn bài là một loại thuế do doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp hằng năm. 

Mức thu thuế môn bài áp dụng với doanh nghiệp dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu của doanh nghiệp. Căn cứ theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 302/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 306/2016/TT-BTC có bảng quy định như sau:

Mức thu thuế

(đồng/năm)

Cơ sở áp mức thu thuế môn bài
02 triệu Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng trở xuống
03 triệu Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ > 10 tỷ đồng

Như vậy, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đều phải nộp thuế môn bài, trừ những trường hợp được miễn lệ phí môn bài như sau:

  • Doanh nghiệp thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới) được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
  • Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập

2. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

2.1. Thuế giá trị gia tăng

Căn cứ theo Điều 2, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Nghĩa là: Thuế VAT là thuế gián thu được tính trực tiếp vào giá trị của hàng hóa và dịch vụ người tiêu dùng sẽ phải chi trả. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thu và trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho cơ quan nhà nước theo quy định pháp luật. 

2.2. Mức thuế suất

Có 04 loại mức thuế suất cơ bản: 0%, 5%, 8%, 10%. Căn cứ theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định về mức thuế suất của Thuế giá trị gia tăng.

Mức thuế suất 8% được tiếp tục áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2025 đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ đang kinh doanh các nhóm, hàng hóa dịch vụ  theo quy định tại Điều 1 Nghị Nghị quyết 43/2022/QH15 và tiếp tục được gia hạn mức giảm thuế VAT theo Nghị quyết 174/2024/QH15 và Nghị định 180/2024/NĐ-CP

Như vậy, dựa vào hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được áp một mức thuế suất nhất định, hợp lý, đúng quy định của pháp luật.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

3.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế doanh nghiệp)

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, được thu dựa trên khoản lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ,… của doanh nghiệp khi đã trừ đi các chi phí hợp lý. 

Đối tượng phải nộp thuế TNDN bao gồm các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, cũng như các tổ chức nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

3.2. Mức thuế suất

Căn cứ Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, có 02 mức thuế suất cơ bản của Thuế thu nhập doanh nghiệp. 

  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp là một loại thuế được lấy từ thu nhập từ người lao động của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp thay cho người lao động tại công ty, được tính theo từng tháng, việc kê khai sẽ được thực hiện theo tháng hay quý và quyết toán theo năm. 

Bài viết có thể bạn đọc quan tâm: https://winlegal.vn/thue-thu-nhap-ca-nhan-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-nam-2023/

Bên cạnh 04 loại thuế cơ bản trên, doanh nghiệp còn có thể phải đóng các loại thuế khác (phụ thuộc vào ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp), ví dụ như thuế Thuế tài nguyên, Thuế xuất nhập khẩu, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp,…

Trên đây là những thông tin hữu ích về Các loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp tại Việt Nam phải thực hiện. Nếu quý bạn đọc muốn tìm hiểu thêm các thông tin khác liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp:

WINLEGAL – TÍN NHIỆM CÙNG THÀNH CÔNG

Địa chỉ: Số 623 La Thành, phường Thành Công, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0246.29.33.222

Email: winlegal.vn@gmail.com

Website: https://winlegal.vn/

Facebook: Công ty Luật TNHH Winlegal

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *