THƯƠNG VỤ SÁP NHẬP GIỮA GRAB VÀ UBER

Xu hướng toàn cầu hóa, cổ phần hóa và tư nhân hóa đã kéo theo sự gia tăng về số lượng các thương vụ sáp nhập. Trong đó, thương vụ sáp nhập giữa hai hãng cung cấp dịch vụ vận tải là Grab với Uber Đông Nam Á dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

  • Luật Cạnh tranh năm 2018.

1. SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

  • Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”

2. THƯƠNG VỤ UBER SÁP NHẬP GRAB TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

  • Grab và Uber vốn là hai hãng taxi công nghệ có số lượng người dùng rất lớn ở Việt Nam.
  • Trước đó, ngày 26/3, người dùng dịch vụ đặt xe Uber ở Việt Nam đã nhận được thông báo: “Chúng tôi sẽ chuyển dịch vụ sang nền tảng Grab từ ngày 08/04/2018”. Đồng thời, hãng Grab ra thông báo hoàn tất giao dịch mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, có thị trường Việt Nam. 
  • Thương vụ sáp nhập giữa Grab với Uber được dựa trên ý chí của hai công ty. Hai công ty đã ký kết hợp đồng sáp nhập, thể hiện quyền tự do ý chí, tự do giao kết hợp đồng của chủ doanh nghiệp. Cuộc đàm phán giữa Grab và Uber được xúc tiến sau khi SoftBank của Nhật Bản đổ hàng tỷ USD vào Uber trong năm 2017. 
  • Theo quy định Luật Cạnh tranh hiện hành, hình thức sáp nhập hai công ty được diễn ra khi công ty Uber sáp nhập vào công ty Grab và chấm dứt hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á. 
  • Về cơ bản, chỉ doanh nghiệp được sáp nhập có quyền quyết định trong doanh nghiệp sau khi sáp nhập, tức là chỉ có Grab được quyền quyết định. Việc Uber rời khỏi thị trường cũng là điều kiện thuận lợi vẫn tiếp tục mở rộng quy mô về số lượng tài xế, lượng khách hàng. Vụ việc này khiến Grab đã bị tiến hành điều tra vì bi ngờ “vi phạm Luật Cạnh tranh”.
  • Điều 18 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật”.
  • Theo kết quả điều tra của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, việc Grab mua lại Uber ở Việt Nam dẫn đến thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50% nên vụ việc này có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế. Tuy nhiên, Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia sau đó đã đưa ra phán quyết phản bác lại kết luận của Bộ Công Thương và khẳng định thương vụ sáp nhập này không đủ yếu tố cấu thành hành vi tập trung kinh tế. Với kết luận này, Grab không vi phạm Luật Cạnh tranh. 
  • Luật Cạnh tranh 2018 đã thừa nhận tập trung kinh tế là quyền tự nhiên của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Do đó, Luật không quy định cấm tập trung kinh tế một cách máy móc dựa trên mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trường liên quan như quy định của Luật Cạnh tranh 2004. Ngược lại, Luật chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi hành vi tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể ở thị trường.
  • Điều đó, chứng minh thương vụ sáp nhập giữa Grab và Uber không hề vi phạm Luật. Hoạt động sáp nhập này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tránh trường hợp doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng giải thể.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thương vụ Uber sáp nhập Grab tại khu vực Đông Nam Á dưới góc nhìn Luật Cạnh tranh, WINLEGAL vừa chia sẻ với các bạn. Bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 11/10/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *