Trẻ sơ sinh có được hưởng quyền thừa kế không?

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi: Trẻ sơ sinh có được hưởng quyền thừa kế không?

I. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai

II. Quyền thừa kế là gì?

Quyền thừa kế được quy định như sau:

– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

III. Người thừa kế là ai?

Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau:

“Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Theo đó, người thừa kế theo quy định của pháp luật là người đang sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

IV. Trẻ sơ sinh có được hưởng quyền thừa kế?

Pháp luật quy định người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Dựa vào quy định trên, trẻ sơ sinh vẫn có quyền hưởng thừa kế.

Trong trường hợp người để lại di sản chết không có di chúc để lại hoặc di chúc không hợp pháp, phần di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Cụ thể, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Do đó, trẻ sơ sinh nằm trong hàng thừa kế được hưởng di sản sẽ được phân chia phần di sản bằng những người thừa kế cùng hàng.

Lưu ý: trẻ sơ sinh do chưa thành niên nên phần di sản thừa kế trẻ sơ sinh được hưởng sẽ do người giám hộ đương nhiên (hoặc được cử ra) quản lý cho đến khi trẻ thành niên (năng lực hành vi dân sự đầy đủ)

V. Một số câu hỏi liên quan

Câu 1: Trẻ sơ sinh có được thừa kế đất đai không?

Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015, quyền thừa kế không bị giới hạn bởi độ tuổi, vì vậy trẻ sơ sinh vẫn có quyền hưởng thừa kế đất đai và tài sản khác theo quyền di sản. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh chưa đủ năng lực hành vi dân sự để quản lý và sử dụng di sản của họ, phần di sản mà trẻ sơ sinh được hưởng sẽ do người giám hộ của trẻ quản lý và bảo vệ. 

Câu 2: Trẻ em sơ sinh có thể đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được nhận thừa kế đất đai hay không?

Theo khoản 4, khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, pháp luật đất đai hiện không có quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).Vì vậy, về nguyên tắc, trẻ em sơ sinh cũng có thể đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi họ được nhận thừa kế đất đai theo quy.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về câu hỏi trẻ sơ sinh có được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: Ngày 07/03/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *