Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

Căn cứ pháp lý:

I. Quy đình về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hành vi mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên trong thực tế đã xuất hiện một số đường dây chuyên tổ chức mang thai hộ để kiếm tiền.

Phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo luật định, để thực hiện hành vi tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích thương mại, xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình.

Điều 187 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

+ Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Pháp luật hình sự quy định hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp vợ chồng bị vô sinh, không có khả năng mang thai.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại đều áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong quá trình thụ thai.

Mang thai hộ gồm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Thực tế, Luật hôn nhân và gia đình 2014 chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

Như vậy, con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không phải là con của người mang thai hộ.

Học ngành luật uy tín tại Hà Nội - Trường đại học Tài chính - Ngân hàng

II. Dấu hiệu pháp lý của tội mang tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

1. Khách thể của tội phạm

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Đây là hành vi được quy định trong pháp luật về hôn nhân và gia đình, giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn được thực hiện những giải pháp khoa học để sinh con. Vấn này từ trước đến nay luôn bị nghiêm cấm nhưng lại chưa có văn bản pháp luật nào quy định trách nhiệm pháp lý của người mang thai hộ vì mục đích thương mại hay trách nhiệm pháp lý của bên nhờ mang thai hộ.

Tuy nhiên, pháp luật hình sự lại quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại xâm hại đến chế độ quản lý nhà nước về vấn đề mang thai hộ.

Như vậy khách thể của tội phạm là chế độ quản lý nhà nước về sinh sản bằng phương pháp kĩ thuật và tính nhân đạo của hành vi mang thai hộ trong trường hợp cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn mong muốn có một đứa con.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi “Tổ chức mang thai hộ” được thể hiện bằng nhiều hành vi cụ thể, từ việc tạo điều kiện cho các bên có nhu cầu mang thai hộ gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, tạo điều kiện và hỗ trợ về các phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ. Mục đích của người thực hiện hành vi này là vì mục đích thương mại, nếu có hành vi tổ chức nhưng không vì mục đích thương mại thì không cấu thành tội phạm này.

3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp tức là người phạm tội nhận thức rõ hậu quả của hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hậu quả của hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, không mong muốn hậu quả của nó xảy ra nhưng vì lợi nhuận mà để mặc hậu quả mang thai hộ xảy ra.

Mục đích của tội phạm này là thương mại, kiếm lợi nhuận từ việc mang thai hộ.

4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, nhưng không phải ai thực hiện hành vi này cũng là chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định mới là chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thuộc loại tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Chủ thể của tội phạm cũng phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức hoặc năng lực làm chủ hành vi. Chủ thể của tội phạm có thể là bất kì ai, có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật?

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính: Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Ngày xuất bản: 14/12/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *