Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

 Trong nền kinh thế hội nhập hiện nay có rất nhiều thương nhân nước ngoài lựa chọn điểm đến là Việt Nam để hợp tác kinh doanh. Thương nhân nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam cần tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal giúp các bạn tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động của thương nhân nước ngoài.

1.Cơ sở pháp lý

  • Luật thương mại 2005

2.Thế nào là thương nhân nước ngoài?

        Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (khoản 1 điều 16 luật thương mại 2005).

3.Quy định của pháp luật về thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

3.1 Thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh tại Việt Nam

      Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như sau:

– Thương nhân nước ngoài được

+ Đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam

 Các điều kiện để thương nhân đặt văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam như sau:

 Thương nhân là người được pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

  • Văn phòng, chi nhánh của thương nhân đã hoạt động ít nhất 1 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân;
  • Văn phòng đại diện của thương nhân chỉ được phép đặt trụ sở tại địa điểm được phép sử dụng làm văn phòng của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật (về quy hoạch, về điều kiện an ninh, trật tự và về các điều kiện khác);
  • Pháp luật Việt nam quy định tại một địa điểm chỉ được đặt một trụ sở của Văn phòng đại diện;
  • Đối với phần diện tích của địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện phải phù hợp với quy mô hoạt động, số lượng người lao động của Văn phòng đại diện nhưng không nhỏ hơn 16m2.
  • Thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

– Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.

3.2 Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

        Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam quy định tại Điều 22 Luật Thương mại 2005, cụ thể:

– Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.

3.3 Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài

        Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong 06 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Thương mại 2005:

– Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;

– Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;

– Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;

– Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;

– Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.

Trên đây là những giải đáp về thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *