Thủ tục thành lập công ty đại lý tàu biển có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập công ty đại lý tàu biển có vốn đầu tư nước ngoài

Muốn thành lập công ty đại lý tàu biển thì tôi cần phải có vốn hiểu biết nhận định nào? Hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc về thủ tục, giấy tờ có liên quan. Tôi cảm ơn!

Căn cứ pháp lý thành lập công ty đại lý tàu biển

  • Luật Đầu tư 2014;
  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015
  • Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biểnvà dịch vụ lai dắt tàu biển

Căn cứ tại Điều 235 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì dịch vụ đại lý tàu biển bao gồm:

  • Trình kháng nghị hàng hải;
  • Dịch vụ liên quan đến thuyền viên;
  • Thực hiện thủ tục tàu biển đến, rời cảng;
  • Thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu;
  • Thu chi các khoản tiền liên quan đến việc khai thác tàu;
  • Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương;
  • Cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước sinh hoạt cho tàu biển;
  • Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu

Các trường hợp thành lập công ty đại lý tàu biển

TH1: Thành lập công ty đại lý tàu biển có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Hồ sơ bao gồm:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
  • Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.
  • Nơi nộp hồ sơ:Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
  • Trình tự xử lý:Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thành lập công ty đại lý tàu biển có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệpbao gồm:
  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty TNHHhai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpcủa thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  • Nơi nộp hồ sơ:Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Thời hạn:03 – 06 ngày làm việc.

Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:

  • Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Lưu ý:Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu:

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

TH2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty đại lý tàu biển Việt Nam

Một cách khác mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện khi đầu tư vào Việt Nam là góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty đại lý tàu biển Việt Nam. Nếu thực hiện cách thức này, nhà đầu tư nước ngoài không phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty đại lý tàu biển Việt Nam. Xin lưu ý là để nhận được chấp thuận cho phép góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tỷ lệ vốn góp của mình không vượt quá 49% vốn điều lệ trong công ty. Cách này sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như các công ty đại lý tàu biển Việt Nam đã đi vào hoạt động đã đáp ứng các điều kiện luật định. (Xem thêm: Thành lập công ty xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa có vốn đầu tư nước ngoài )

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

  • Hồ sơ bao gồm:
    • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thể hiện những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
    • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
  • Nơi nộp hồ sơ:Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Trình tự, thủ tục:Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viên

  • Tư vấn các điều kiện đối với từng ngành nghề đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục tại các cơ quan nhà nước khi được khách hàng ủy quyền;
  • Tư vấn các vấn đề sau thành lập: hợp đồng, lao động, thuế, bảo hiểm xã hội…

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *