Quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú, nơi cư trú

Trong thực tế thì đối với những công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt nam, thì sẽ được xác định nơi cư trú, và các vấn đề liên quan đến việc cư trú của các công dân này. Nơi cư trú được xác định là một trong các thông tin cá nhân của công dân được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú. Công dân có quyền tự do cư trú của mình, tuy nhiên, công dân khi thực hiện hoạt động cư trú trên một địa bàn nhất đình thì cần phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình cư trú tại địa phương đó. Vậy Luật Cư trú năm 2020 đã quy định quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú như thế nào? WINLEGAL sẽ cung cấp thông tin cho bạn trong bài viết dưới đây.

1. Khái quát về cư trú và nơi cư trú của công dân

Tự do cư trú là một quyền đã được quy định là một trong những quyền cơ bản của công dân. Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020 Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã)”.

Bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành cũng quy định rất rõ về nội dung nơi cư trú của công dân tại Điều 11 Luật Cư trú năm 2020, “Nơi cư trú của công dân được xác định là nơi thường trú, nơi tạm trú”. 

Bên cạnh quy định nơi cư trú chung nhất dành cho tất cả những công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì pháp luật cũng quy định về nơi cư trú cho từng đối tượng công dân như: người chưa thành niên; người được giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của quân nhân; nơi cư trú đối với người hành nghề lưu động trên tàu thuyền, phương tiện hành nghề lưu động, ….

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú, nơi cư trú

2.1 Quyền của công dân về cư trú, nơi cư trú

Quyền của công dân về cư trú, nơi cư trú được quy định tại Điều 8 Luật Cư trú năm 2020, cụ thể:

Thứ nhất, một trong các quyền tự do cư trú theo như quy định của pháp luật hiện hành đó là vấn đề mà công dân được tự mình lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Do đó, việc cho công dân có quyền tự lựa chọn đăng ký và cư trú để nhằm mục đích giúp công dân tìm được cho mình một môi trường sinh sống phù hợp theo sở thích và đồng thời có thể phát triển sự nghiệp và các vấn đề khác liên quan đến chủ thể thực hiện hoạt động cư trú.

Thứ hai, công dân khi thực hiện việc đăng đi cư trú tại các cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật. Bởi vì những thông tin cá nhân của một công dân theo như quy định của pháp luật hiện hành là những thông tin quan trong mà chỉ có cá nhân đó mới được phép cung cấp, nếu người khác cung cấp thông tin của một cá nhân thì đó là hành vi xâm phạm đến quyền cá nhân của đối tượng này và nếu bị kiện thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nghiệm theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ ba, đối với các thông tin của mình thì công dân được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu. Khi công dân thực hiện các hoạt động có liên quan đến nơi cư trú của mình thì có thể thực hiện việc cung cấp thông tin về nơi cư trú của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ tư, công dân được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu. Việc pháp luật quy định này là nhằm mục đích thể hiện quyền tự do cư trú của công dân, bởi lẽ tác giả nhận đình như vậy là do, khi các công dân có nhu cầu thay đổi địa điểm cư trú thì có thể thực hiện hoạt động đăng ký thay đổi nơi cư ttus mới của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ năm, công dân được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu; Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú. đây được xem là một trong những việc mà pháp luật quy định để bảo vệ quyền của công dân trước những quy định về cư trú và đồng thời quy định này cũng được nhân định dựa theo quyền tự do cư trú.

Thứ sáu, đây được xem là một trong những quyền không thể bỏ qua trong bất kỳ lĩnh vực nào của pháp luật Việt Nam hiện hành đó là việc công dân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật

2.2 Nghĩa vụ của công dân về cư trú, nơi cư trú

Bên cạnh việc quy định về quyền công dân về cư trú và nơi cư trú thì pháp luật Cư trú hiện hành cũng đưa ra các quy định về nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện khi những công dân này thực hiện quyền tự do cư trú của mình tại Điều 9 Luật Cư trú năm 2020, cụ thể bao gồm: 

  • Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
  • Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

Khi công dân thực hiện việc đăng ký phải tuyệt đối trung thực về vấn đề cung cấp các loại thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt không được khai sai lệch các thông tin cá nhân của mình gây ảnh hưởng đến việc quản lý dữ liệu công dân trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Nghĩa vụ cuối cùng đó là nghĩa vụ đối với việc nộp lệ phí của công dân khi thực hiện thủ tục hành chính đăng ký cư trú đây là thủ tục bắt buộc nên công dân nên hoàn thành nghĩa vụ này theo quy định với mức phí quy định.

3. Quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú

Theo Điều 10 Luật Cư trú năm 2020 quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú được quy định như sau:

  • Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình.
  • Người không thuộc trường hợp trên nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật này thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình.
  • Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp.

Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này;

Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, quản lý cư trú.

Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định. 

Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ.

Trên đây là các thông tin cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú. Mọi thắc mắc quý độc giả vui lòng liên hệ về: 

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo Ly

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *