QUYỀN LỢI BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội có nhiều biến động sau thời kỳ dịch bệnh, mối quan tâm của người lao động đặt lên Bảo hiểm xã hội là rất lớn. Trong phạm vi bài viết này, xin được đề cập đến một số thông tin hữu ích về Bảo hiểm xã hội để độc giả nắm rõ và đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

  1. Các đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội:

Căn cứ Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội gồm có;

Xem thêm  Mẫu giấy ủy quyền tiếp Đoàn kiểm tra, làm việc với thanh tra

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

  1. Người lao động làm gì khi công ty không đóng BHXH cho nhân viên?

Khi phát hiện công ty không đóng BHXH cho mình, người lao động có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để bảo vệ quyền lợi của mình :

Thứ nhất, khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty:  Đây là những người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Trong vòng 180 ngày, kể từ ngày biết được công ty không đóng BHXH cho mình, người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho mình để xem xét lại hành vi không nộp tiền BHXH.

Thứ hai, khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Trong 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết, nếu công ty vẫn không đóng hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

Lưu ý: Cả hai lần khiếu nại, người lao động đều có thể khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn. Đồng thời, nên khiếu nại đích danh. Nếu khiếu nại nặc danh thì có thể đơn khiếu nại sẽ không được giải quyết, vì người giải quyết khiếu nại sẽ không biết phải gửi văn bản trả lời giải quyết khiếu nại đến ai.

Thứ ba, yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc): Việc tham gia BHXH gắn liền với quyền lợi của người lao động, chính vì vậy, để bảo vệ người lao động, pháp luật không yêu cầu tranh chấp về BHXH bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra công ty không đóng BHXH, người lao động được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp.

Thứ tư, khởi kiện đến Tòa án nhân dân: Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi:  Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại; Hoà giải không thành; Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải; Công ty vẫn không đóng BHXH.

 

  1. Thời hiệu khởi kiện:

Thời hiệu khởi kiện cầu giải quyết khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội được

Bán đấu giá quyền sử dụng đất có thế chấp ngân hàng được thực hiện ra sao?
Thời hiệu một năm để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 

Nhà nước quy định như sau:

– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

– Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

– Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Từ đây, người lao động cần lưu ý về thời hạn khi có nhu cầu khởi kiện doanh nghiệp, công ty không đóng bảo hiểm xã hội, tránh các trường hợp quá hạn gây rắc rối với cơ quan giải quyết cũng như thiệt hại đối với bản thân.

Nếu quí độc giả còn bất cứ băn khoăn nào về hồ sơ và lộ trình tìm lại quyền lợi chính đáng cho mình, hãy liên hệ với đội ngũ luật sư cảu chúng tôi tại :

Công ty Luật TNHH WinLegal

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 01 đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email: [email protected]

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *