Phản tố là gì? Quy định của pháp luật về phản tố

Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phản tố theo quy định của pháp luật.

I. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật tố tụng dân sự

II. Phản tố là gì?

Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình (tức nguyên đơn), nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vi việc giải quyết yêu cầu của hai bên có mối quan hệ liên quan, chặt chẽ với nhau.

Phản tố sẽ làm thay đổi cơ bản quyền và nghĩa vụ của các bên. Cụ thể thay vì trước kia bị đơn không có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình thì bây giờ bị đơn phải có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu phản tố của mình. Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, nếu bị đơn không đưa ra yêu cầu phản tố thì sẽ bị đình chỉ giải quyết vụ việc. Còn bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố thì vai trò các bên sẽ thay đổi, bị đơn trở thành nguyên đơn và ngược lại nguyên đơn trở thành bị đơn và vụ án vẫn tiếp tục giải quyết theo yêu cầu phản tố của bị đơn.

III. Điều kiện của yêu cầu phản tố

– Về chủ thể: chủ thể thực hiện yêu cầu phản tố phải là bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan có yêu cầu độc lập. 

Đối tượng bị phản tố: phải là đương sự trong vụ án hay là đồng bị đơn trong vụ án có người yêu cầu phản tố.

– Về nội dung: 

1) Phải độc lập với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Độc lập được hiểu là có thể khác hoặc cùng quan hệ tranh chấp nhưng phải khác về nội dung và nằm ngoài phạm vi của yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập. Theo cố tác giả Chu Xuân Minh thì sự độc lập còn thể hiện “… yêu cầu có thể giải quyết bằng một vụ án riêng, không phụ thuộc vào nhau…”. Độc lập còn thể hiện ở việc đánh giá chứng cứ khi xem xét tính có căn cứ của yêu cầu này.

(2) Phải để bù trừ nghĩa vụ hoặc loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập khi yêu cầu này được chấp nhận 

Về mặt hình thức, việc thực hiện yêu cầu phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện một vụ án dân sự, tức là bị đơn phải soạn thảo đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Tòa án.

Về thời điểm: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp và kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. (Căn cứ khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

Quy định đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp và kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Đây là thời điểm ấn định yêu cầu bị đơn phải đáp ứng để Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố này và đảm bảo quyền lợi ích của nguyên đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan. 

Lưu ý: Yêu cầu phản tố phải là yêu cầu không cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Tức là yêu cầu phải tố không cùng nội dụng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

IV. Thời hiệu của yêu cầu phản tố

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chỉ có quy định về thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự (Điều 184), không có quy định về thời hiệu đối với yêu cầu phản tố. Điều này dẫn đến có những quan điểm trái chiều về việc có hay không việc áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu phản tố.

Điều này là chưa hợp lý. Bởi về bản chất yêu cầu phản tố là yêu cầu khởi kiện vì vậy phải thực hiện theo các quy định về thời hiệu của BLTTDS (Điều 184). Một yêu cầu đưa ra là yêu cầu khởi kiện được giải quyết bằng một vụ án và thuộc trường hợp áp dụng thời hiệu, khi có đương sự yêu cầu thì phải áp dụng thời hiệu. Cũng là yêu cầu này nhưng được đưa ra chỉ với tên gọi là yêu cầu phản tố, khi đương sự có yêu cầu thì xét thấy cũng cần phải áp dụng thời hiệu là phù hợp, có như vậy mới bảo đảm được quyền của người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu.         

V. Thủ tục phản tố

– Bước 1: Bị đơn gửi yêu cầu phản tố đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trường thời hạn 15 ngày kể từ khi bị đơn nhận được thông báo của Tòa án thì phải gửi yêu cầu phản tố, trừ trường hợp gia hạn vì lý do chính đáng cũng không quá 15 ngày.

– Bước 2: Tiếp nhận và xem xét đơn phản tố

– Bước 3: Bổ sung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại đơn nếu không được Tòa án chấp nhận.

– Bước 4: Thời hạn giải quyết

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày bị đơn nộp đủ hồ sơ hợp lệ, thẩm phán được phân công có trách nhiệm xem xét đơn và đưa ra quyết định.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về yêu cầu phản tố theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: Ngày 08/03/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *