Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai

Thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai là một. Tuy nhiên đây là hai loại tranh chấp khác nhau. Việc xác định một tranh chấp là tranh chấp đất đai hay tranh chấp về đất đai rất quan trọng.

Trong phạm vi bài viết này công ty luật Winlegal sẽ phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai.

Tiêu chí Tranh chấp đất đai Tranh chấp liên quan đến đất đai
Khái niệm Theo khoản 2 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đó là những sự mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất. – Tranh chấp liên quan đến đất đai là tất cả các tranh chấp có có đối tượng là đất đai như

+ Tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tặng con quyền sử dụng đất…

Bản chất Đây là tranh chấp để xác định ai là người có quyền sử dụng đất +Bản chất của tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất là tranh chấp về vấn đề thừa kế nhưng có đối tượng là quyền sử dụng đất

+ Bản chất của tranh chấp tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất là tranh chấp về vấn đề hôn nhân và gia đình nhưng có đối tượng là quyền sử dụng đất

+ Bản chất của tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất là tranh chấp về hợp đồng dân sự nhưng có đối tượng là quyền sử dụng đất.

Thủ tục hòa giải Phải tiến hành hòa giải tại UBND xã -Không phải tiến hành hòa giải tại UBND xã

-Tự hòa giải (nếu có)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Tranh chấp đất đai có các hình thức giải quyết sau:

+ Giải quyết tranh chấp bằng con đường khởi kiện:

Thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng dân sự

Thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng hành chính

+ Giải quyết bằng con đường khiếu nại:

Thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng dân sự
Thời hiệu khởi kiện Không áp dụng thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện của dạng tranh chấp này là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

-Thời hiệu khởi kiện đối với loại tranh chấp này là 30 năm tính từ thời điểm mở thừa kế.

– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Trên đây là những giải đáp về phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp có liên quan đến đất đai. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *