Phân biệt đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân

Đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân là hai hình thức trung gian thương mại phổ biến hiện nay. Vậy hai hình thức này khác nhau ở điểm nào? Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giải đáp câu hỏi trên.

Tiêu chí Đại lý thương mại Đại diện cho thương nhân
Cơ sở pháp lý Mục 4 chương V luật thương mại 2005 Mục 1 chương V luật thương mại 2005
Khái niệm Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Chủ thể Bên giao đại lý và Bên đại lý. Bên nhận uỷ nhiệm (Bên đại diện) và Bên giao đại diện.
Phạm vi thực hiện Bên đại lý sẽ theo thỏa thuận, thực hiện bán hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ giao đại lý cho khách hàng. Các bên có thể thoả thuận về phạm vi của việc đại diện; bên đại diện có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
Thù lao – Thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá;

– Các bên có thể thoả thuận các hình thức nhận thù lao khác.

– Không quy định hình thức hưởng thù lao. Vì vậy, các bên có thể tự do thoả thuận các hình thức hưởng thù lao;

Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật Thương mại 2005.

Tính chất Nhân danh chính mình để thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sản phẩm kinh doanh lại là do thương nhân khác sản xuất. Nhân danh thương nhân khác để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá.
Trách nhiệm pháp lý – Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;

– Chịu trách nhiệm pháp lý trong phạm vi uỷ quyền.

– Bên đại diện nhân danh và vì lợi ích của bên giao đại diện; và thực hiện các hoạt động thương mại và các giao dịch;

– Bên đại diện không được nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên thứ ba trong phạm vi đại diện;

– Bên giao đại diện chỉ chịu trách nhiệm về các giao dịch do bên đại diện thực hiện trong phạm vi đại diện.

Có thể thấy đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân đều là một trong những hình thức trung gian thương mại. Tuy nhiên hai hình thức này lại rất khác nhau.

Trên đây là những giải đáp về sự khác nhau giữa đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *