Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam

Thành lập công ty nghiên cứu thị trường cần những hồ sơ gì? Các bước thực hiện diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý thành lập công ty nghiên cứu thị trường

  • Biểu cam kết Thương mại và Dịch vụ WTO;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Các văn bản pháp lý có liên quan khác.
  • Điều kiện thành lập công ty nghiên cứu thị trường

Điều kiện cần thiết để thành lập công ty nghiên cứu thị trường

Đối với chủ đầu tư là người nước ngoài:

– Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh mà người nước ngoài muốn đầu tư cần phải phù hợp với quy ước của Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung.

– Thương nhân nước ngoài chi được thành lập một công ty nghiên cứu thị trường tại một tỉnh, thành phố. Tức là tại tỉnh hay thành phố nào đó trực thuộc trung ương, chủ đầu tư là người nước ngoài chỉ được xây dựng một công ty duy nhất để kin hdoanh lĩnh vực này.

– Chỉ những người ngoài quốc có quốc tịch thuộc các nước trong WTO hay có ký hiệp ước thương mại tự do cùng Việt Nam mới được đầu tư vào Việt Nam.

– Chủ đầu tư nước ngoài có thể đầu tư thành lập công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam với số vốn từ 1% – 100%. Tùy theo khả năng kinh tế và điều kiện kinh doanh của bạn.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam:

– Giám đốc, người đại diện pháp luật, chủ công ty về nghiên cứu thị trường vốn nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Không được đảm nhận đồng thời hay kiêm nhiệm các chức vụ có liên quan đến thương nhân ngoại quốc đang đầu tư tại doanh nghiệp hay những chủ đầu tư nước ngoài khác.

– Chủ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường có vốn quốc ngoại thì không được làm chủ của các công ty của thương nhân nước ngoài khác, không được làm người đại diện cho chủ đầu tư quốc ngoại của công ty hoặc chủ đầu tư khác hay tổ chức kinh tế nào đó theo quy định của Việt Nam.

– Ngoài ra, khi chủ doanh nghiệp tại Việt Nam xuất cảnh thì phải có giấy ủy quyền về việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ cần thiết đối với doanh nghiệp cho người khác. Hơn nữa, cần có chủ đầu tư xác nhận.

Hồ sơ và Tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký công tư nghiên cứu thị trường

Hồ sơ và Tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký công ty nghiên cứu thị trường;

1.Hồ sơ cần soạn thảo;

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Đề xuất dự án đầu tư

– Bản thuyết minh về năng lực tài chính của Nhà đầu tư;

– Bản giải trình đáp ứng điều kiện đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài;

– Quyết định của Nhà đầu tư (đối với Nhà đầu tư là tổ chức);

– Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư;

2.Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp;

  • Tài liệu chung;

– Bản sao chứng thực Hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm là tổ chức (có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với địa điểm thuê là nhà);

  • Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài;

– Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Quyết định, Giấy phép thành lập của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài;

– Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất của Nhà đầu tư hoặc Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư nước ngoài để chứng minh năng lực tài chính;

– Bản sao chứng thực Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài;

  • Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài;

– Bản sao chứng thực Hộ chiếu của nhà đầu tư;

– Bản dịch công chứng Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư để chứng minh năng lực tài chính;

Hồ sơ và Tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

1.Hồ sơ cần soạn thảo;

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ Công ty;

– Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên); Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty Cổ phần);

– Quyết định của Nhà đầu tư (đối với Nhà đầu tư là tổ chức); (Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty du lịch tại Việt Nam )

– Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với Nhà đầu tư là tổ chức);

– Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;

2.Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp;

* Tài liệu chung;

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Bước 4.1);

– Bản sao chứng thực Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của Công ty dự kiến thành lập;

* Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức; (Xem thêm: Mở công ty in gia công có vốn đầu tư nước ngoài )

– Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Quyết định, Giấy phép thành lập của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài;

– Bản sao chứng thực Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài;

* Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài;

– Bản sao chứng thực Hộ chiếu thành viên/ cổ đông góp vốn thành lập doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài;

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  admin@winlegal.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *