Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi: Người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ sẽ thế nào?
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật hộ tịch
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch
2. Giám hộ là gì?
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật dân sự 2015 (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Quy định về người giám hộ
– Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 được làm người giám hộ.
– Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
– Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
4. Người được giám hộ là ai?
Người được giám hộ bao gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
5. Người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ sẽ thế nào?
Theo Điều 62 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quan hệ giám hộ sẽ chấm dứt khi:
– Khi người được giám hộ đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
– Cha mẹ người chưa thành niên trước đó không có đủ điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình (mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế quyền với con chưa thành niên, có khó khăn trong nhận thức và thực hiện hành vi…) thì nay đã có khôi phục được đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ.
– Người giám hộ được nhận làm con nuôi
Như vậy, khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ sẽ chấm dứt.
Đồng thời theo điểm b khoản 1 Điều 60 Bộ luật Dân sự, sẽ thay đổi người giám hộ trong trường hợp người giám hộ chết hoặc bị Toà tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Còn nếu là pháp nhận thì bị chấm dứt tồn tại.
Ngoài ra, người giám hộ cũng bị thay đổi khi:
– Không còn đủ các điều kiện để làm người giám hộ.
– Vi phạm nghĩa vụ giám hộ một cách nghiêm trọng.
– Do người giám hộ đề nghị và có người khác nhận làm giám hộ khi được đề nghị thay đổi người giám hộ.
Đặc biệt, khi thực hiện việc thay đổi người giám hộ các bên cũng phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người giám hộ hoặc người đươc giám hộ cư trú.
6. Thủ tục thay đổi người giám hộ mới
Theo quy định để thay đổi người giám hộ trong trường hợp người giám hộ chết thì phải làm hai thủ tục. Đó là: Chấm dứt giám hộ và đăng ký giám hộ mới.
6.1 Đăng ký chấm dứt giám hộ
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ
+ Các giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ. Cụ thể là giấy chứng tử của người giám hộ.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ trước đây.
– Thời gian và trình tự các bước chấm dứt giám hộ: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Theo đó, các bước chấm dứt giám hộ như sau:
– Công chức tư pháp, hộ tịch ghi nhận việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch khi thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện.
– Công chức tư pháp, hộ tịch sẽ ký vào sổ hộ tịch cùng với người đi đăng ký chấm dứt giám hộ.
– Công chức tư pháp, hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã để cấp trích lục cho người đăng ký chấm dứt giám hộ.
6.2 Đăng ký giám hộ mới
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Tờ khai đăng ký giám hộ
+ Văn bản chấm dứt giám hộ,
+ Văn bản uỷ quyền (nếu có)
+ Văn bản cử một người làm giám hộ đương nhiên (nếu có).
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ.
– Thời gian và trình tự các bước đăng ký giám hộ mới: Thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là toàn bộ giải đáp về câu hỏi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ sẽ như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My
Ngày xuất bản: Ngày 07/03/2024