NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN TRONG VẤN ĐỀ GIÁM HỘ

Pháp luật dân sự hiện hành ban hành các quy định về Giám hộ nhằm tạo điều kiện để một người hay một pháp nhân khác được đứng ra để thực hiện quyền chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, trong đó quy định cụ thể về nghĩa vụ và quyền trong vấn đề giám hộ.

1. Cơ sở pháp lý

2. Nghĩa vụ và quyền trong vấn đề giám hộ

2.1 Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi tại điều 55 BLDS 2015

Theo BLDS 2015, đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi thì người giám hộ phải có nghĩa vụ như sau:

  • Thứ nhất, người giám hộ phải đại diện người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. Người chưa thành niên vẫn có các yêu cầu về giao dịch, mua bán nhưng lại chưa đủ nhận thức về hành vi của mình. Do đó, người giám hộ được cần đến nhằm quản lý tài sản trong hầu hết các giao dịch dân sự mà người được giám hộ không thể tự mình thực hiện, tránh hậu quả do người chưa thành niên tạo ra khi tham gia giao dịch dân sự.
  • Thứ hai, người giám hộ phải chăm sóc và giáo dục người được giám hộ. Việc chăm sóc ở đây là nghĩa vụ bao gồm đảm bảo nuôi dưỡng và cung cấp đầy đủ sự giáo dục cho người được giám hộ.
  • Thứ ba, người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ. Quy định này yêu cầu trách nhiệm của người giám hộ thực hiện những gì là tốt nhất cho người được giám hộ về tài sản của họ.
  • Thứ tư, người giám hộ có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Điều này cũng là sự tổng hợp của các quy định trên.

So với BLDS 2005, các quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi là hoàn toàn giống với BLDS 2015. Có thể thấy, vấn đề này đã được quy định một cách chặt chẽ và phù hợp với các quan hệ dân sự thực tế và cho thấy hiệu quả tích cực.

2.2 Nghĩa vụ của người giám hộ đối với nguồi được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tại điều 56 BLDS 2015

Điều 56 chỉ khác Điều 55 BLDS 2015 ở nghĩa vụ đầu tiên. Cụ thể, bớt đi nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người được giám hộ. Hiểu theo nghĩa này, tức là người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám đuổi đã có thể tự chăm lo cho bản thân ở mức độ tương đối nhưng vẫn chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự nên vẫn cần người giám hộ.

2.3 Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tại điều 57 BLDS 2015

  • Ở quy định này, người giám hộ có nghĩa vụ đối với hai nhóm là mất năng lực hành vi dân sự và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nghĩa vụ trên được phân thành bốn nhóm tương tự với Điều 55 nhưng đi kèm với việc đảm bảo điều trị bệnh cho người mất năng lực hành vi dân sự. 
  • Điều luật trên đã đánh giá mức độ của người mất năng lực hành vi dân sự là nghiêm trọng và rất cần thiết có người giám hộ. BLDS 2005 và BLDS 2015 giống nhau hoàn toàn về quy định trên.

2.4 Quyền của người giám hộ tại điều 58 BLDS 2015

Quyền của người giám hộ trong Điều 58 BLDS 2015 được quy định thành ba nhóm như sau:

  • Nhóm thứ nhất: Quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc và chỉ được dùng cho những nhU cầu thiết yếu của người được giám hộ.
  • Nhóm thứ hai: Quyền thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.
  • Nhóm thứ ba: Quyền đại diện cho người được giám hộ trong thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Có thể thấy, tất cả cũng đều hướng tới một mục đích là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Do đó, có thể đánh giá quyền và nghĩa vụ của người giám hộ luôn đi kèm với nhau, không tách rời nhau. Điều này giúp cho việc thực hiện giám hộ thực tế, đúng theo quy định của pháp luật.

2.5 Quyền quản lý tài sản của người được giám hộ tại điều 59 BLDS 2015

Người giám hộ có một nhóm quyền có thể tác động tới tài sản của người được giám hộ. Do đó, pháp luật phải quy định chặt chẽ về quyền quản lý tài sản nhằm đảm bảo tài sản của người được giám hộ không bị lợi dụng cho mục đích riêng của người giám hộ. Quyền này chia làm bốn nhóm:

  • Nhóm thứ nhất: Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người giám hộ như của mình. Điều này khiến cho người giám hộ nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với tài sản của người được giám hộ và phải thực hiện có hiệu quả việc giám hộ của mình.
  • Nhóm thứ hai: Người giám hộ khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn thì phải có sự đồng ý của giám sát viên. Điều này nhằm tránh trường hợp gây tổn thất to lớn đến lợi ích của người được giám hộ.
  • Nhóm thứ ba: Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Quyền của người giám hộ phải đi liền với nghĩa vụ, tức là việc quản lý tài sản của người được giám hộ chỉ với mục đích duy nhất là phục vụ lợi ích của người được giám hộ đó và người được giám hộ cũng không có năng lực hành vi dân sự để quyết định việc tặng hay cho. Quy định trên làm chặt chẽ hơn vấn đề quản lý tài sản của người được giám hộ.
  • Nhóm thứ tư: Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu. Do người được giám hộ không có khả năng nhận thức được hành vi của mình nên trong nhiều trường hợp, người giám hộ sẽ lợi dụng người được giám hộ để trục lợi, lừa người được giám hộ chuyển giao tài sản cho mình. 

Trên đây là nội dung về nghĩa vụ và quyền trong vấn đề giám hộ theo quy định pháp luật hiện hành, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 04/11/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *