HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Trong thực tiễn cuộc sống, giao dịch mua bán được khởi đầu bằng hợp đồng đặt cọc diễn ra rất phổ biến. Sự phổ biến này cũng nhiều như những vụ tranh chấp thường thấy trong tư pháp. Đặt cọc nay trở thành một thói quen của toàn xã hội nhưng không phải ai cũng nắm được ý nghĩa và trường hợp cần tiến hành đặt cọc cũng như thực hiện  nó một cách chính xác. Luật Winlegal xin được gửi đến quý khách những thông tin cơ bản về giao dịch đặt cọc để tránh xẩy ra những tranh chấp và rủi ro không đáng có.

1. KHÁI NIỆM ĐẶT CỌC

Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIAO DỊCH ĐẶT CỌC CÓ HIỆU LỰC

Để thực hiện việc đặt cọc, các bên thực hiện việc thỏa thuận cọc, lập Hợp đồng đặt cọc tách riêng với Hợp đồng chính hoặc điều khoản đặt cọc trong Hợp đồng chính nhưng để Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực, các bên cần phải tuân thủ những điều kiện chung được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện, không bị nhầm lẫn, lừa dối, ép buộc;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiệnhiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

3. HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CHẤM DỨT KHI NÀO?

Như vậy, khi thời gian và địa điểm hai bên đã thỏa thuận trong Hợp đồng đặt cọc để thực hiện giao dịch dân sự đã được thống nhất trong Hợp đồng đặt cọc, nếu một trong hai bên không có mặt hoặc không có sự thông báo trước cho bên kia biết tức là từ chối việc giao kết, thực hiện Hợp đồng chính thì khi này Hợp đồng đặt cọc sẽ là căn cứ để bên còn lại thực hiện việc phạt cọc và chấm dứt Hợp đồng đặt cọc.

Ngoài ra, căn cứ vào Điều 422 Bộ Luật dân sự 2015, còn quy định các trường hợp sau cũng là căn cứ để chấm dứt Hợp đồng đặt cọc gồm:

  1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
  2. Theo thỏa thuận của các bên;
  3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  6. Hợp đồng chấm dứt do có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh thực hiện hợp đồng dẫn tới các bên không thể tiếp tục thực hiện;

Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng có căn cứ rõ ràng như: Hợp đồng đã được hoàn thành, hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn, hoặc theo thỏa thuận của các bên và đảm bảo việc chấm dứt theo quy định đối với trường hợp hình thức của Hợp đồng bằng văn bản có công chứng… thì việc xác định trách nhiệm pháp lý đối với loại Hợp đồng đặt sẽ dễ dàng hơn so với trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện khi này sẽ phát sinh trách nhiệm liên tới với việc phạt cọc theo quy định.

Trên đây là một số thông tin về HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC Luật Winlegal gửi đến quý khách hàng, mọi vướng mắc về pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách!

CHUYÊN VIÊN : HUYỀN VŨ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *