GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÓ KHÁC NHAU?

Khi bắt đầu khởi nghiệp, việc tạo nền móng cho tổ chức là vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc làm “giấy khai sinh” cho doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập: (i) là việc ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu; (ii) là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (còn gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”).

Trước đây theo Điều 3.2 Nghị định 43/2010 quy định về đăng ký doanh nghiệp đánh dấu cho sự ra đời của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do doanh nghiệp đăng ký.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.”

Tại thời điểm này, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xác định đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, đến Luật doanh nghiệp 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Khoản 15 Điều 4 như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.”

Như vậy, hiện nay Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021 hướng dẫn Luật doanh nghiệp đã bãi bỏ nội dung này: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Để tách bạch rõ ràng bản chất của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là có sự khác nhau.

Về cơ bản cả hai loại Giấy tờ này đều là giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận sau khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp phép.

1. Điểm khác nhau

1.1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đây là loại giấy phép chứng nhận của Cơ quan hành chính công Nhà nước, hay còn gọi lại “Giấy khai sinh” của một tổ chức, pháp nhân. Giống như Giấy khai sinh. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận những thông tin như: tên, loại hình doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở; vốn; thông tin người đại diện pháp luật; danh sách thành viên.

1.2 Còn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Là tên gọi trước đây, hiện nay loại giấy phép này về bản chất là Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh một hoặc một số ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nó là cụ thể hóa sự cho phép của các cơ quan Nhà nước ở một số ngành, nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Ví dụ: Liên quan tới lĩnh vực phòng khám có giấy phép về đủ điều kiện hoạt động phòng khám, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh nhà hàng ăn uống là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…

2. Một điểm khác giữa hai loại giấy tờ này là về thời hạn tồn tại

2.1 Đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Không có thời hạn, cho tới khi doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động.

2.2 Đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Do cơ quan chuyên môn cấp phép, thời hạn thường sẽ có hiệu lực 3-5 năm. Hết thời hạn doanh nghiệp phải thực hiện việc gia hạn hoặc xin cấp lại.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2005
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021 NĐ-CP quy định về Đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 43/2010 NĐ-CP quy định về Đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 88/2006 NĐ-CP quy định về Đăng ký kinh doanh

Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hy vọng Công ty Luật TNHH Winlegal sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến Quý độc giả. Mọi nhu cầu hỗ trợ về pháp lý xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Hotline tư vấn: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms Liễu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *