Giảm trừ gia cảnh trong việc nộp thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là một khoản thu khá lưu tâm với những người có mức lương cao, Công ty luật Winlegal đã có bài phổ biến những thông tin quan trọng đến quý khách hàng ở những bài viết trước. Bên cạnh thuế thu nhập thì giảm trừ gia cảnh cũng được rất nhiều người quan tâm bới nó liên quan trực tiếp đến nguồn thu của mỗi cá nhân và gia đình.

Khái niệm Giảm trừ gia cảnh

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

– Luật Thuế thu nhập cá nhân nêu rõ định nghĩa về giảm trừ gia cảnh như sau:

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Bao gồm giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Các mức giảm trừ gia cảnh

Đối tượng Trước 01/07/2020 Sau 01/07/2020
Người nộp thuế 9.000.000 đ/ tháng (108.000.000 đ/năm) 11.000.000 đ/tháng (132.000.000 đ/năm)
Người phụ thuộc 3.600.000 đ/tháng 4.400.000 đ/tháng

Xác định người phụ thuộc

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

– Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

– Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

– Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

– Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

– Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

– Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC

– Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9.Thông tư 111/2013/TT-BTC

– Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9  Thông tư 111/2023/TT-BTC bao gồm:

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

+ Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

+ Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Giảm trừ gia cảnh mà Luật Winlegal gửi đến quý khách hàng. Mọi nhu cầu hỗ trợ về pháp lý cũng như giải đáp thắc mắc để tiến hành thủ tục giảm trừ gia cảnh xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Huyền Vũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *