GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN VÀ CHỈ ĐỊNH GIÁM HỘ

Không phải bất kì cá nhân nào cũng được phép tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự nên pháp luật đưa ra quy định về giám hộ đương nhiên và chỉ định giám hộ nhằm tạo điều kiện để một người hay một pháp nhân khác được đứng ra để thực hiện quyền chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.

1. GIÁM HỘ LÀ GÌ?

Khoản 1 Điều 46 BLDS 2015 quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ”.

2. QUY ĐỊNH VỀ GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN VÀ CHỈ ĐỊNH GIÁM HỘ TẠI BLDS 2015

2.1. GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TẠI ĐIỀU 52 BLDS

  • Người chưa thành niên được coi là người chưa đủ năng lực hành vi dân sự nên việc giám hộ được coi là đương nhiên. Theo quy định của pháp luật, nếu không phải bố mẹ thì người giám hộ được xét lần lượt theo ba thứ tự như sau: Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả hoặc có thỏa thuận khác; Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc có thỏa thuận khác; Bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột.
  • Điều 52 BLDS 2015 đã quy định thêm yếu tố thỏa thuận so với BLDS 2005. Điều này giúp cho việc xác định người giám hộ được nhanh chóng và hiệu quả hơn. 
  • Ví dụ về giám hộ đương nhiên: Bố mẹ của A mất trong một tai nạn, khi đó A mới 4 tuổi và là con một, không có anh chị em nên ông nội của A sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên.

2.2. NGƯỜI GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN CỦA NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ TẠI ĐIỀU 53 BLDS

  • Tương tự với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự cũng không thể tham gia giao dịch dân sự và phải cần đến người giám hộ.
  • Điều 53 BLDS 2015 đã kế thừa nguyên vẹn từ BLDS 2005. Nhìn chung, vấn đề người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự không quá phức tạp. 
  • Ví dụ về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự: A và B là hai vợ chồng. Chị A bị bệnh tâm thần còn anh B có đủ điều kiện để trở thành người giám hộ thì sẽ đương nhiên trở thành người giám hộ cho vợ mình là chị A.

2.3. CỬ, CHỈ ĐỊNH NGƯỜI GIÁM HỘ ĐIỀU 54 BLDS

  • Điều 54 được đưa ra nhằm dự trù trường hợp người cần giám hộ không thể xác định được người giám hộ đương nhiên. Theo đó, người được chỉ định làm giám hộ phải dựa theo quyết định cử người giám hộ của UBND cấp xã hoặc theo quyết định của Tòa án.
  • Việc chỉ định người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm giám hộ và phải tuân theo quy trình hợp pháp, được xác định bằng văn bản cụ thể ghi rõ lý do cử người giám hộ. Điều này cho thấy sự phức tạp của việc chỉ định người giám hộ. Bởi lẽ, việc giám hộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ nên nếu không có sự suy xét cụ thể, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng tranh chấp về quyền lợi giữa các bên liên quan trong quan hệ giám hộ.
  • Đối với BLDS 2015, quy định chỉ định người giám hộ được bổ sung thêm yếu tố xét đến nguyện vọng của người được giám hộ khi họ còn minh mẫn và có quyền chọn người giám hộ cho mình. Sự phát triển luật này giúp cho các quan hệ giám hộ trở nên thuận lợi, phù hợp với ý chí của cá nhân hưởng quyền.
  • Ví dụ về chỉ định người giám hộ: Ông A đã già và muốn tìm một người giám hộ cho mình, xét thấy B – cháu trai ông là người biết suy nghĩ và yêu thương ông nhất nên ông A đã chỉ định B là người giám hộ hợp pháp cho mình và B có nghĩa vụ chăm sóc ông A khi quan hệ giám hộ được xác lập.

Trên đây là nội dung về giám hộ đương nhiên và chỉ định giám hộ theo quy định pháp luật hiện hành, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 04/11/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *