Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là một trong những hình phạt chính áp dụng đối với pháp nhân thương mại và cũng là hình phạt nặng nhất mà pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn như sau:

Điều 79. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

  1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.”

Như vậy, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoàn toàn hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Cũng như trường hợp đình chỉ hoạt động có thời hạn, Tòa án chỉ được đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một hoặc một số lĩnh vực chứ không được đình chỉ tất cả những lĩnh vực nếu như pháp nhân thương mại chỉ phạm tội có liên quan đến một hoặc một số lĩnh vực. Khi áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực pháp nhân thương mại phạm tội, Tòa án cần căn cứ vào thiệt hại pháp nhân thương mại gây ra hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến các lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn mà pháp nhân thương mại không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Bộ luật Hình sự quy định yếu tố hậu quả là gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng và dấu hiệu không có khả năng khắc phục hậu quả (sự cố) là hai căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt này.

Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một hoặc một số lĩnh vực vẫn có thể tiếp tục hoạt động các lĩnh vực khác không bị đình chỉ. Nếu pháp nhân thương mại chỉ đăng ký hoạt động một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ thì sau khi bị Tòa án áp dụng hình phạt đình chỉ hoặc bị Tòa án áp dụng hình phạt bổ sung cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực; pháp nhân thương mại đó có thể đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục hoạt động các lĩnh vực khác, chứ không bắt buộc phải giải thể. Trường hợp pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động (tức là, giải thể pháp nhân thương mại đó).

Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động, ví dụ như: pháp nhân được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm như chỉ để thực hiện hành vi buôn lậu, trốn thuế….

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *