Đặt tên doanh nghiệp hay, dễ nhớ khi mới thành lập doanh nghiệp

Đặt tên doanh nghiệp hay, dễ nhớ khi mới thành lập doanh nghiệp

Việc đặt tên doanh nghiệp tưởng chừng như rất dễ nhưng không dễ chút nào. Phải đặt tên doanh nghiệp cho phù hợp, phải tuân thủ theo các yếu tố, phải tránh làm sao không trùng lặp với những doanh nghiệp khác. Nhưng bạn đọc hãy yên tâm, có WILEGAL ở đây thì điều khó mấy cũng thành điều dễ. Cùng tham khảo nhé.

I. Nguồn cảm hứng để đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt theo họ tên người

Đặt tên của doanh nghiệp bằng một cái tên người cũng rất ấn tượng, dễ nhớ. Khi nhắc tới doanh nghiệp đó người ta nhớ tới ngay ai là người đứng sau doanh nghiệp.

Ví dụ:

  • Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (đặt theo tên của con trai bầu Đức);
  • Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (đặt theo tên con trai chủ tịch Trần Bá Dương);
  • Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (đặt theo tên Cường Đô la)

Cách lấy tên người đặt cho công ty như vậy không hề mới, trên thế giới cũng khá phổ biến. Ví dụ:

  • The Trump Organization LLC là công ty của tổng thống Mỹ Donald Trump;
  • Casio là công ty chế tạo thiết bị điện tử Nhật Bản được đặt theo tên người sáng lập Kashio Tadao;

2. Đặt tên theo chữ cái hoặc chữ số

Đây cũng là một cách rất hay. Bạn có thể lấy các chữ cái ghép lại với nhau, chẳng hạn: ABC, AXN, HBO, …

Hoặc lấy con số có ý nghĩa với mình (ngày cưới, năm sinh, …) để đặt tên cho công ty.

Hoặc đôi khi chỉ là các con số thể hiện sự may mắn như 3,6,8,9.

Ví dụ:

  • Công ty TNHH phần mềm ABC;
  • Công ty TNHH thương mại du lịch 333;
  • Công ty TNHH Minh Hải 68;
  • Công ty TNHH Mắt Kính 99;

3. Đặt tên công ty có ngành nghề kinh doanh

Ví dụ:

  • Công ty TNHH xây dựng Quang Dũng;
  • Công ty cổ phần thủy sản Bình An;
  • Công ty cổ phần nhựa Ngọc Nghĩa;
  • Công ty cổ phần phân bón GreenFarm;

Các luật sư cũng thường tư vấn cho khách hàng nên để ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh vào tên công ty sẽ tránh được khả năng trùng lặp rất cao.

4. Đặt tên công ty thể hiện sự quyết tâm

Ví dụ:

  • Cầu may mắn, thành công: Tài Lộc, Hưng Thịnh, Thành Đạt,…
  • Khẳng định sự uy tín:Bảo Tín, Bảo An, …
  • Tạo dựng niềm tin: Bình An, Hoàn Hảo,…
  • Thể hiện sự vững vàng, công chính, ngay thẳng: Quang Minh, Quốc Trung,…
  • Tham vọng dẫn đầu: Số 1, Top 1, Tiên Phong, Toàn Cầu,…

5. Đặt tên doanh nghiệp theo biểu tượng

Hoa sen là biểu tượng văn hóa của Việt Nam, rất nhiều người lấy cảm hứng từ hoa sen đặt tên cho công ty của mình:

  • Công ty TNHH truyền thông Bông sen trắng;
  • Công ty Cổ phần du lịch Bông sen vàng;
  • Công ty TNHH xây dựng thương mại Bông sen vàng;

Hoa Anh Đào (Sakura) là biểu tượng của Nhật Bản. Nếu bạn kinh doanh những lĩnh vực liên quan đến nước Nhật thì có thể đặt tên doanh nghiệp có chữ Sakura rất phù hợp.

6. Đặt tên doanh nghiệp để truyền cảm hứng

Bạn có thể nghĩ đến 1 thứ gì đó có ý nghĩa liên tưởng, truyền cảm hứng mà nếu liên quan đến ngành nghề kinh doanh nữa thì tốt. Chẳng hạn như:

· Lấy cảm hứng từ các vì sao

Mặt Trăng, Mặt Trời, Sao Khuê, Sao Mai, Sao Kim, Sao Thủy, … là những hành tinh bên ngoài trái đất. Con người chỉ nhìn thấy những ngôi sao này chứ không thể với tới được. Đặt tên công ty như vậy với ngụ ý là “Tuy xa vời vợi Nhưng gần ngay trước mắt” – thể hiện tham vọng vượt ra ngoài giới hạn Trái Đất để vươn ra ngoài vũ trụ bao la.

· Lấy cảm hứng từ các vị Thần – Thánh

Những vị thần trong truyền thuyết hoặc dân gian không chỉ có khả năng phi thường mà còn gắn liền với 1 câu chuyện nào đó mang ý nghĩa giáo dục, triết lý sâu sắc. Các bạn hoàn toàn có thể đặt tên công ty theo tên 1 vị thần (vị thánh) nào đó nghe cũng rất hay, ví dụ:

  • Công ty TNHH Tre Thánh Gióng;
  • Công ty TNHH xây dựng Sơn Tinh;
  • Công ty TNHH thời trang Venus;

· Lấy cảm hứng từ 1 loài hoa

Hoa là biểu tượng của cái đẹp nên đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp thì sử dụng tên một loài hoa là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.

Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực làm đẹp, những ai yêu cái đẹp cũng có thể đặt tên công ty theo tên 1 loài hoa. Ví dụ:

  • Công ty cổ phần đầu tư Mai Vàng;
  • Công ty TNHH giải trí Hoa Anh Đào;
  • Công ty TNHH đầu tư Hoa Hướng Dương;

·Lấy cảm hứng từ 1 loài động vật

Mỗi loài vật có một nét đặc trưng riêng, chẳng hạn:

  • Sư Tử, Hổ, Báo, Đại Bàng là loài vật nhanh nhẹn và có sức mạnh;
  • Gấu, Mèo, Cá Heo là loài vật dễ thương;
  • Kiến, Ong, Trâu, Bò là loài vật chăm chỉ;

Tùy vào sở thích, lĩnh vực kinh doanh mà bạn có thể lấy tên của 1 con vật đặt tên cho doanh nghiệp. Ví dụ thực tế:

  • Công ty cổ phần Kiến vàng;
  • Doanh nghiệp tư nhân Ba con mèo;
  • Công ty TNHH Sư tử biển;
  • Công ty TNHH Bạch Hổ;

7. Sử dụng tiếng nước ngoài

Ví dụ:

  • Công ty TNHH dinh dưỡng GreenFarm (Green là màu xanh lá cây, Farm là nông trại);
  • Công ty cổ phần thực phẩm HomeFood (Home là nhà, Food là đồ ăn);
  • Công ty TNHH Thaco Seafood (Seafood là hải sản);

8. Đặt tên công ty hài hước

Hầu hết các doanh nghiệp đều có 1 cái tên ý nghĩa, và rất hiếm doanh nghiệp đặt tên công ty hài hước. Có lẽ vì kinh doanh cần nghiêm túc, chẳng ai muốn làm việc với 1 doanh nghiệp không nghiêm túc ngay từ cái tên. Thế nhưng trên thực tế, sự hiếm có đó không phải không có. Đây là ví dụ:

  • Công ty TNHH Tự Nhiên Thấy Đói (ngành nghề chính: Bán buôn thực phẩm);
  • Công ty TNHH Một Thành Viên Cười Lên Cái Coi (ngành nghề chính: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động);

Nghe thì có vẻ rất hay, nhưng hiện tại 2 doanh nghiệp này đều không còn hoạt động nữa, có lẽ cũng vì cái tên. Bạn có đủ dũng cảm để đặt tên doanh nghiệp hài hước như vậy không?

9. Chọn 1 cái tên vô nghĩa

Tại sao chúng ta cứ phải đau đầu nghĩ đến 1 cái gì ý nghĩa? Một cái tên vô nghĩa có được không?

Thực tế khi đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, có nghĩa hay vô nghĩa không còn quan trọng nữa. Ví dụ: Skype, Hulu, Zynga, … đều là những doanh nghiệp lớn nổi tiếng hiện nay nhưng tên họ chọn không hề có trong từ điển.

II. Đặt tên doanh nghiệp dựa vào những gì?

1. Đặt tên công ty tiếng Việt bao gồm mấy thành tố? 

Bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;(Xem thêm: Thủ tục chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài )
  • Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.

Ví dụ: Công ty TNHH (thành tố thứ nhất) Thương Mại Dịch Vụ Triều An (thành tố thứ hai).

Ví dụ: Công ty Cổ Phần (thành tố thứ nhất) Dịch Vụ Hoa Anh (thành tố thứ hai).

2. Cách đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài:

– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Ví dụ: Tên công ty Tiếng Việt: Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Hoàng Anh. Khi dịch sang tên công ty bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) tương ứng và giữ lại tên riêng như sau: Hoang Anh Investment Consulting Company Limited.(Xem thêm: Cách tra cứu tên doanh nghiệp toàn quốc cực chính xác )

– Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Cách đặt tên doanh nghiệp viết tắt:

– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Ví dụ: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp: Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Hoàng Anh => Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt: Công ty TNHH TVDT HA

Ví dụ: Tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp: Hoang Anh Investment Consulting Company Limited => Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt: HAIC Company Limited

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  admin@winlegal.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *