ĐĂNG KÝ LOẠI HÌNH KINH DOANH NÀO KHI VỪA BÁN SẢN PHẨM VỪA LÀM TIẾP THỊ LIÊN KẾT TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ONLINE. 

Xin hỏi:  Hiện nay tôi là cá nhân đang kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử online, doanh thu một tháng khoảng 500 triệu đồng. Tôi vừa tự bán sản phẩm vừa làm tiếp thị liên kết cho các shop khác, Vậy tôi nên đăng ký loại hình công ty hay hộ kinh doanh ?  và nếu đăng ký thì tôi nên đăng ký mã ngành kinh doanh nào? Mức thuế tôi phải nộp nếu đăng ký hộ kinh doanh là bao nhiêu ?

Về vấn đề này, Winlegal xin được giải đáp như sau: 

1. Với vấn đề đầu tiên: “Nên đăng ký loại hình công ty hay hộ kinh doanh”, cần làm so sánh giữa loại hình hộ kinh doanh và công ty 

Tiêu chí Doanh nghiệp Hộ kinh doanh
Khái niệm  CSPL: khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. CSPL: khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CPHộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Chủ thể thành lập CSPL: Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020Tổ chức, cá nhân không thuộc khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 CSPL: Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CPCá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.Không thuộc các trường hợp tại điểm a,b,c Điều 1; Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Quy mô, phạm vi hoạt động CSPL: Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020.Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động. CSPL: Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ; khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CPĐịa điểm kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.Được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Số lượng lao động  Không có quy định về giới hạn tối đa số lượng người lao động. Tuy nhiên có quy định về số lượng thành viên sáng lập cụ thể:Công ty TNHH MTV (Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020): 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân là chủ sở hữuCông ty TNHH hai thành viên (Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020): có từ ít nhất 02 đến 50 thành viên.Công ty cổ phần (Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020): ít nhất 03 cổ đông, số lượng không hạn chế.Công ty hợp danh (Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020): ít nhất 02 thành viên hợp danh là cá nhân, có thể thêm nhiều thành viên góp vốn. Trước đây Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng dưới 10 người lao động.Hiện nay pháp luật đã không còn giới hạn số lao động mà hộ kinh doanh được phép sử dụng. Do đó, hộ kinh doanh có thể sử dụng nhiều hơn 10 người lao động.
Điều kiện hoạt động CSPL: Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệnThực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp CSPL: khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CPHộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Chế độ trách nhiệm Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH hai thành viên và Công ty cổ phần: chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp và công tyThành viên hợp danh công ty hợp danh: chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

Dựa vào các tiêu chí so sánh trên, ta dễ dàng nhận thấy với trường hợp của bạn là vừa tự bán sản phẩm vừa làm tiếp thị liên kết cho các shop khác trên các sàn thương mại điện tử phù hợp nhất với loại hình hộ kinh doanh. 

Vì loại hình hộ kinh doanh sẽ phù hợp với các cá nhân, hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ, có cơ cấu tổ chức đơn giản và các thủ tục về nghĩa vụ thuế cũng bớt phức tạp hơn. Loại hình hộ kinh doanh cũng sẽ hạn chế rủi ro vì quy mô nhỏ và cơ cấu tổ chức dễ kiểm soát hơn so với doanh nghiệp. 

2. Những mã ngành nghề kinh doanh online và tiếp thị liên kết trên các sàn thương mại điện tử:

Mã ngành nghề kinh doanh là một dãy số được mã hóa để thể hiện 1 ngành nghề kinh doanh. Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định về mã ngành khi đăng ký kinh doanh
  • Mã ngành 4791 – Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet 

Nhóm này bao gồm bán lẻ qua bưu điện, qua internet hoặc các trang thương mại điện tử (Tiki, Shoppee, Lazada, Tiktok…), đấu giá qua mạng, bán trực tiếp qua phát sóng thường nhật trên tivi và các phương tiện khác (báo, đài, điện thoại…).

  • Mã ngành 4610 –  Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa 

Nhóm này bao gồm: Đại lý bán hàng hóa; Môi giới mua bán hàng hóa; Đấu giá hàng hóa.

Tiếp thị liên kết thuộc loại hình “Môi giới mua bán hàng hóa” khi có các hoạt động môi giới bán các loại hàng hóa với vai trò là trung gian (bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa (bên được môi giới) về các loại hàng hóa đến người tiêu dùng. 

  • Mã ngành 7310 – Quảng cáo

3. Mức thuế phải nộp nếu đăng ký hộ kinh doanh là bao nhiêu ?

Theo pháp luật thuế quy định hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), lệ phí môn bài. Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

a, Lệ phí môn bài:

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Điểm a Khoản 2  Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình cụ thể như sau:

TT Doanh thu Mức thu
1 Trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
2 Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
3 Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm
  • Áp dụng đối với hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm trên 100 triệu đồng/năm. Theo quy định hiên nay thì năm đầu tiên thành lập không phải đóng lệ phí môn bài. 
  • Với doanh thu 500 triệu đồng/tháng của bên anh, sau một năm đầu được miễn, những năm sau mình sẽ phải đóng 1.000.000 đồng/năm lệ phí môn bài. 

b, Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân 

Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì hộ  kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo quy định.

 Mức thuế khoán hộ kinh doanh cá thể năm 2024

Căn cứ tính thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Theo đó, mức thuế khoán hộ kinh doanh cá thể sẽ được tính theo công thức sau đây:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Theo đó tỷ lệ thuế GTGT, TNCN được quy định cụ thể tại Phụ lục 1  ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. 

Cụ thể: 

+ Tỷ lệ thuế đối với phân phối, cung cấp hàng hóa là 1.5% (trong đó tỷ lệ % thuế GTGT là 1% và thuế suất thuế TNCN là 0,5%)

+ Tỷ lệ thuế đối với dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý là 7% (trong đó tỷ lệ % thuế GTGT là 5% và thuế suất thuế TNCN là 2%). 

Trên đây là những thông tin về loại hình kinh doanh khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Nếu quý bạn đọc muốn tìm hiểu thêm các thông tin liên hệ theo hotline 0246.29.33.222/0976.718.066. Tại Công Ty Luật TNHH Winlegal có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính: Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Số 623 La Thành, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên : Thúy

Ngày xuất bản: 18/9/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *