Biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước

Khi cơ quan nhà nước có cơ sở chứng minh hàng hóa đang lưu thông hợp pháp trên thị trường đang thuộc trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp thì hàng hóa đó có thể bị áp dụng biện pháp khẩn cấp. Vậy trường hợp nào hàng hóa sẽ bị áp dụng biện pháp khẩn cấp? Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giải đáp câu hỏi trên theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

2. Biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa là gì?

       Áp dụng biện pháp khẩn cấp với hàng hóa lưu thông trong nước là việc khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp luật định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép.

3. Trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước

Căn cứ theo quy định tại điều 26 Luật Thương mại 2005 thì trường hợp cơ quan nhà nước áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước là:

– Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh: 

Trong trường hợp nếu xét thấy hàng hóa là nguồn gốc hoặc phương tiện làm lây lan dịch bệnh thì cơ quan có thẩm quyền có quyền ban hành, áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp khẩn cấp. Bản chất của biện pháp khẩn cấp là ngăn chặn, xử lý những loại hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng, gây hại đến cộng đồng. Bởi tính chất, nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người hoặc liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng hay vấn đề về chính trị – kinh tế – xã hội của quốc gia nên cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa đó.

– Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp

Tình trạng khẩn cấp là tình trạng cho phép chính quyền dùng những biện pháp đặc biệt để đối phó với tình trạng đặc biệt. Tuy nhiên không phải bất cứ biện pháp nào cũng được áp dụng mà chỉ những biện pháp cần thiết cho một tình thế nhất định mới là hợp pháp.

Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước. Trình tự, thủ tục áp dụng cũng sẽ theo từng trường hợp cụ thể. Những trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa nếu tiền hành sai trình tự thủ tục hay thu hồi hàng hóa bất hợp pháp thì chủ sở hữu hàng hóa đó có quyền khởi kiện đòi lại quyền lợi cho mình.

4. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu và có các nội dung chủ yếu sau:

– Ngày, tháng, năm;

– Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Lưu ý: Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

5. Căn cứ hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp

Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;

– Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản;

– Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

– Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh trong trường hợp “Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh”;

– Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;

– Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật.

6. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp 

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hành giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: 

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

+ Kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp lưu thông có điều kiện nhưng không đảm bảo điều kiện hoặc phải có giấy phép nhưng không có giấy phép theo quy định;

+ Kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi hoặc tạm ngừng lưu thông.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm  trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Theo như quy định trên thì mức phạt sẽ giao động từ 200.000 đồng tới 100.000.000 đồng. Có thể nói với nhiều hành vi vi phạm khác nhau sẽ có mức xử phạt khác nhau và theo quy định sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt với những hành vi cụ thể và có thể kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi đó gây ra như tiêu hủy tang vật vi phạm là hàng hóa vi phạm đó.

Trên đây là những giải đáp về áp dụng biện pháp khẩn cấp với hàng hóa đang lưu thông trong nước theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *