QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIÁM HỘ

Pháp luật Việt Nam hiện hành đưa ra quy định về Giám hộ nhằm tạo điều kiện để một người hay một pháp nhân khác được đứng ra để thực hiện quyền chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về quy định chung về giám hộ nhé.

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

2. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIÁM HỘ

2.1 GIÁM HỘ TẠI ĐIỀU 46 BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 (BLDS)

  • Khoản 1 Điều 46 BLDS quy định:Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ”
  • Giám hộ là một chế định được quy định ra để đảm bảo sự bình đẳng của các quan hệ dân sự mà chủ thể tham gia vào đó không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự bởi các khiếm khuyết riêng, gây khó khăn trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự hay khó có khả năng tự chăm lo cho bản thân. Việc quy định giám hộ mang ý nghĩa rất lớn đối với những người có khiếm khuyết liên quan đến năng lực hành vi dân sự.
  • Điều luật trên bao gồm 4 nội dung chính gồm: Hình thức giám hộ, mục đích giám hộ, người được giám hộ và thủ tục xác lập việc giám hộ. 
  • So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã mở rộng thêm hai hình thức giám hộ là Giám hộ do Tòa án chỉ định và Giám hộ do chính bản thân người được giám hộ chỉ định. Thủ tục yêu cầu của việc giám hộ cũng được quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan thông qua điều kiện xác lập giám hộ phải được đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, quy định tại Điều 46 còn có sự chưa rõ ràng trong vấn đề “thời điểm yêu cầu” việc giám hộ bởi lẽ có thể hiểu theo hai cách: thời điểm chỉ định người giám hộ hay thời điểm chính thức xác lập việc giám hộ.

2.2 NGƯỜI ĐƯỢC GIÁM HỘ VÀ NGƯỜI GIÁM HỘ TẠI ĐIỀU 47, 48 BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

  • Để cụ thể hóa về các chủ thể trong giám hộ tại Điều 46, Điều 47 về “Người được giám hộ” và Điều 48 về “Người giám hộ” được đưa ra.
  • Theo Điều 47, người được giám hộ là cá nhân và chỉ được có một người giám hộ duy nhất. Điều này nhằm đảm bảo rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các chủ thể giám hộ nhưng cha mẹ đối với con cái, ông bà đối với cháu (nhiều hơn 1 người) đều ngang bằng và như nhau. Điều 47 BLDS 2015 cũng đã quy định bổ sung “người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi” so với BLDS 2005 nhằm phù hợp đối với các quy định mới của luật này.
  • Theo Điều 48, người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Như vậy thì đối với những tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không thể là người giám hộ. Trường hợp cá nhân vẫn trong tình trạng đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì việc giám hộ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của cả hai bên và có các văn bản chứng thực rõ ràng.
  • Bên cạnh đó, Điều 48 còn quy định người có đủ điều kiện làm người giám hộ thì có thể giám hộ cho nhiều người khác nhau. Đây là một điều luật mới so với BLDS 2005 bởi đã thể hiện rõ ràng các đặc điểm để nhận diện người giám hộ nói chung. Ngoài ra quy định này còn xác định cụ thể chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể là cả cá nhân và pháp nhân. 

Trên đây là nội dung về giám hộ theo quy định của pháp luật, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 04/11/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *