Theo quy định của pháp luật thì trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự sẽ như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giải đáp câu hỏi trên.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Luật thi hành án dân sự 2015
2. Thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014) có thể hiểu thi hành án dân sự là trình tự, thủ tục thi hành:
– Bản án, quyết định dân sự;
– Hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự;
– Phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án;
– Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản;
– Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành;
– Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
3. Cưỡng chế thi hành án là gì?
Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, dùng quyền lực của mình để đảm bảo việc thi hành trên thực tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quyết định, bản án được thi hành theo thủ tục thi hành án.
4. Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự
Bước 1: Ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự
– Kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án hoặc quyết định thi hành án thì phải tự nguyện thực hiện thi hành án trong thời hạn 15 ngày.
– Hết thời hạn 15 ngày mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án dân sự.
– Trường hợp người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án, để bảo đảm ngăn chặn hành vi này thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp bảo đảm (phong tỏa tài khoản, tạm giữ tài sản, giấy tờ, tạm dừng việc chuyển dịch, đăng ký, thay đổi hiện trạng tài sản) và cưỡng chế thi hành án theo Chương IV Luật Thi hành án dân sự năm 2014.
-Các ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau thì không tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án.
Bước 2: Lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự
– Khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế gồm các nội dung: Tên người phải thi hành án; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện cưỡng chế; phương án cưỡng chế; lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế và dự toán chi phí cưỡng chế.
– Gửi Kế hoạch cưỡng chế cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên, theo kế hoạch cưỡng chế.
– Kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế trong thời hạn 03 ngày làm việc và có trách nhiệm bố trí phương tiện cần thiết, lực lượng để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời xử lý, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, chống đối, cản trở việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.
Bước 3: Tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự
– Tùy thuộc vào đối tượng cưỡng chế mà áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định pháp luật, việc tiến hành cưỡng chế được thực hiện tại nơi có tài sản hoặc đối tượng cần cưỡng chế.
Trên đây là những giải đáp về trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My