Tôi là người Lào muốn đóng góp vốn để kinh doanh bất động sản tại Việt Nam? Tôi cần làm những thủ tục pháp lý nào để được đầu tư? Xin hãy giải thích giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều!
Mục lục
1. Căn cứ pháp lý kinh doanh bất động sản
- Luật Đầu tư năm 2014;
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
- Luật Nhà ở năm 2014.
2. Điều kiện kinh doanh bất động sản.
Điều kiện kinh doanh được quy định tại Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, cụ thể như sau:
“Điều 10. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Điều này được hướng dẫn, giải thích cụ thể tại Điều 3, 4 Nghị định 76/2015/NĐ-CP:
“Điều 3. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ các trường hợp sau:
- a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên quy định tại Điều 5 Nghị định này;
- b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản quy định tại Chương IV Luật Kinh doanh.
- Doanh nghiệp kinh doanh thuộc diện có vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số vốn pháp định.
Điều 4. Căn cứ xác định mức vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
Mức vốn pháp định quy định tại Điều 3 Nghị định này được xác định căn cứ vào số vốn điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận về mức vốn pháp định.”
3. Các bước thực hiện thủ tục kinh doanh bất động sản đối với người ngoại quốc
Bước 1: Chủ đầu tư ngoại quốc tiến hành đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
– Chủ đầu tư của nước ngoài tiến hành làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, vốn góp của công ty kinh doanh bất động sản ở Việt Nam.
– Hồ sơ đăng ký góp vốn bao gồm những giấy tờ như sau:
- Giấy đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp hay tiến hành góp vốn của doanh nhân ngoại quốc. Trong đó cần trình bày rõ số vốn muốn góp hay số cổ phần, phần vốn góp muốn mua, muốn sở hữu trong doanh nghiệp và đặc biệt là nêu rõ thông tin của công ty kinh doanh bất động sản ở Việt Nam.
- Các loại giấy tờ có thể chứng minh tư cách hợp lệ của chủ đầu tư như giấy phép hoạt động doanh nghiệp nếu là tổ chức của nước ngoài kèm theo bản sao chứng minh nhân dân/ bản sao hộ chiếu/ bản sao thẻ căn cước công dân của doanh nhân ngoại quốc và những người có liên quan.
- Giấy ủy quyền khi chủ đầu tư của nước ngoài không thể trực tiếp tiến hành làm thủ tục này.
Xem thêm: Nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty tại Việt Nam
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký góp vốn lên Phòng đăng ký kinh doanh kinh doanh bất động sản
- Chủ đầu tư nước ngoài sau khi soạn thảo hoàn tất hồ sơ thì mang hồ sơ nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở công ty.
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ trả cho chủ đầu tư thông báo chấp thuận góp vốn.
- Nếu trường hợp hồ sơ không hợp lệ, chủ đầu tư sẽ nhận được thông báo lý do bằng văn bản.
Bước 3: Chủ đầu tư tiến hành góp vốn, chuyển nhượng, mua bán phần vốn, cổ phần
- Sau khi có thông báo chấp thuận góp vốn, chủ đầu tư đến từ nước ngoài và chủ doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam tiến hành hoàn thành việc góp vốn, ký kết hợp đồng góp vốn, chuyển nhượng, mua bán phần vốn góp và cổ phần trong công ty theo đúng pháp luật.
- Để có thể tiến hành góp vốn thuận lợi, chủ đầu tư cần lập một tài khoản đầu tư tại ngân hàng của Việt Nam, sau đó chuyển vốn góp thông qua tài khoản này.
Bước 4: Làm thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông và hình thức công ty
- Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản của Việt Nam sau khi tiếp nhận vốn góp hoặc bán, chuyển nhượng phần vốn, cổ phần cho doanh nhân ngoại quốc thì cần làm thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông công ty. Ngoài ra, nếu quá trình góp vốn làm thay đổi loại hình công ty thì doanh nghiệp còn phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn