Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân

Bầu cử đại biểu quốc hội và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhằm mục đích lựa chọn những người có đủ đức và tài đại diện cho nhân dân, trưng cầu ý dân là khi Nhà nước muốn hỏi xin ý kiến của người dân về một quyết sách nào đó, đưa đất nước phát triển hơn. Vì vậy, mọi hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử hay kết quả trưng cầu ý dân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

I. Căn cứ pháp lý

Điều 161 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân

II. Các yếu tố cấu thành tội phạm

1. Mặt khách thể của tội phạm

Hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử là bằng những thủ đoạn khác nhau làm cho kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử không phản ánh đúng với thực tế khách quan, xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân. 

Vấn đề xác định khách thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý  về tương đối chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận và có ý nghĩa trực tiếp đối với việc cơ cấu Bộ luật hình sự điều đó không làm thay đổi đặc điểm của tội phạm cũng như các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này..

Đối tượng tác động của tội phạm này là kết quả bầu cử (là kết quả của quá trình công dân thực hiện quyền bầu cử để chọn ra được người vào Đại biểu quốc hội hoặc đại biểu hội đồng nhân dân),  kết quả trưng cầu ý dân( là kết quả cuối cùng của hoạt động thực hiện quyền biểu quyết thông qua hoạt động bỏ phiếu, kết quả đó thường có nội dung chủ yếu là số phiếu bao nhiêu, bao nhiêu phiếu đồng ý và bao nhiêu phiếu phản đối) , kết quả này có thể được thể hiện hoặc ghi nhận trong một biên bản, một báo cáo, một danh sách hoặc được lưu trong máy tính…

2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm tại Điều 161 là: giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân. Trong đó:

– Giả mạo giấy tờ: là hành vi làm phiếu bầu cử giả hoặc dùng phiếu bầu cử giả, thay đổi nội dung phiếu bầu,  sửa chữa kết quả bầu cử trên các phiếu bầu, thêm hoặc bớt phiếu bầu với mục đích làm sai lệch kết quả bầu cử theo ý mình.

– Gian lận phiếu là hành vi dối trá trong việc thêm, bớt phiếu bầu dẫn đến kết quả bầu cử không chính xác như thêm phiếu trúng cử cho người mà mình quan tâm mong muốn trúng cử hoặc bớt phiếu trúng cử đối với người mà mình không muốn trúng cử.

– Dùng thủ đoạn khác là hành vi ngoài hành vi giả mạo giấy tờ hoặc gian lận phiếu bầu nhưng cũng làm sai lệch kết quả bầu cử. Đây là quy định mở của pháp luật , nhằm đề phòng những trường hợp không phải là giả mạo giấy tờ hoặc gian lận phiếu bầu nhưng vẫn làm sai lệch kết quả bầu cử.

Thủ đoạn khác được tính đến trong mô tả hành vi khách quan ví dụ như mua chuộc, dụ dỗ, cưỡng ép… người có trách nhiệm trong việc tổ chức giám sát việc bầu cử để những người này thực hiện hành vi giả mạo giấy tờ hoặc gian lận phiếu bầu để làm sai lệch kết quả bầu cử.

Hậu quả là không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, nhưng là dấu hiệu để tăng nặng trách nhiệm hình sự.

3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội làm sai lệch kết quả bầu cử thực hiện do lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Nói chung, người phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử thực hiện hành vi của mình do lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử có nhiều động cơ khác nhau; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Mục đích của người phạm tội là mong muốn hoặc bọ mặc kết quả bầu cử bị làm sai lệch. Tuy nhiên, mức độ có khác nhau, có người mong sai lệch nhiều, có người chỉ mong sai lệch một phiếu để người mà mình quan tâm trúng cử.

4. Chủ thể của tội phạm 

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, đối với những người khác, có thể là chủ thể trong trường hợp có đồng phạm.

Người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử là người được giao nhiệm vụ tổ chức việc bầu cử như: Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng bầu cử; Trưởng ban, Phó trưởng ban giám sát bầu cử; ủy viên Ủy ban bầu cử; nhân viên giúp việc trong ban bầu cử, tổ bầu cử… Nói chung, những người được giao nhiệm vụ trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử và do có trách nhiệm này nên mới làm sai lệch được kết quả bầu cử.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *