TÒA ÁN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHỐI GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ VÌ CHƯA CÓ LUẬT ÁP DỤNG

Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có rất nhiều những quy định được sửa đổi, bổ sung mà trong đó có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. 

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

2. TÒA ÁN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHỐI GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ VÌ LÝ DO CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG

  • Điều 2 BLDS 2015 đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013. Theo đó, “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết với lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. 
  • Để bảo vệ, bảo đảm quyền dân sự, BLDS 2015 quy định cá nhân, pháp nhân có thể tự bảo vệ quyền dân sự hoặc bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền. Khoản 2 Điều 14 BLDS 2015 quy định: Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”.
  • Để bảo đảm tính thống nhất với những quy định trên của BLDS 2015, khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015 quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Việc mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tại khoản 2 Điều 4 của BLTTDS 2015 là bước chuyển quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013 về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới. Mặt khác, góp phần khắc phục hạn chế của pháp luật trước đây và chấm dứt tình trạng từ chối của Tòa án khi người dân yêu cầu, bảo vệ triệt để quyền con người và quyền công dân trong việc thực hiện quyền khởi kiện tại cơ quan công quyền. 
  • Tòa án không được từ chối giải quyết VVDS nếu vụ việc đó thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: Thứ nhất, quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự, tức là các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Thứ hai, quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, tức là quan hệ đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác hoặc không được giải quyết ở Tòa án theo thủ tục khác như thủ tục tố tụng hành chính, thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tuyên bố phá sản. Thứ ba, quan hệ được yêu cầu giải quyết chưa có điều luật áp dụng.

Trên đây là nội dung về việc Tòa án không được từ chối giải quyết VVDS vì lý do chưa có luật áp dụng, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 25/10/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *