Tìm hiểu về mô hình công ty mẹ – con

Mô hình công ty mẹ-công ty con là một mô hình phổ biến hiện nay. Các công ty kinh doanh đa ngành nghề thường hay sử dụng mô hình kinh doanh này. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công ty con.

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

II. Công ty con là gì?

Căn cứ tại Khoản 1 của Điều 195 trong Luật Doanh nghiệp 2020, công ty sẽ là công ty mẹ của một công ty khác nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

– Công ty mẹ phải sở hữu trên 50% số vốn điều lệ của công ty (đối với trường hợp là các công ty TNHH) hoặc là công ty mẹ sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông công ty (đối với trường hợp là những công ty cổ phần);

– Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm những chức danh trong một công ty, chẳng hạn như: Chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc;

Công ty mẹ có quyền quyết định thực hiện việc sửa đổi hay bổ sung điều lệ trong công ty

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều 195 trong Luật Doanh nghiệp 2020 thì

– Công ty con là công ty không được phép đầu tư mua cổ phần hay góp vốn vào công ty mẹ. 

– Những công ty con trong cùng một công ty mẹ không được phép cùng góp số vốn hay mua cổ phần nhằm mục đích sở hữu chéo lẫn nhau;

– Những công ty con mà có cùng công ty mẹ (điều kiện là công ty mẹ phải sở hữu ít nhất là 65% số vốn nhà nước) thì không được đồng thời cùng nhau góp vốn hay mua cổ phần của một doanh nghiệp khác hay tự ý thành lập công ty mới.

Như vậy có thể hiểu, công ty con là công ty được một công ty khác hay còn gọi là công ty mẹ thực hiện góp vốn trên mức 50% số vốn điều lệ công ty.

III. Một số quy định về công ty con

Theo quy định tại Khoản 2 và khoản 3 của Điều 195 tại Luật Doanh nghiệp 2020

(1) Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

(2) Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Trong đó, theo quy định tại Điều 12 trong Nghị định 47/2021/NĐ-CP, việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định nêu trên bao gồm trường hợp sau:

+ Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.

+ Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.

+ Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.

Có thể thấy, công ty con bị hạn chế nhiều trong vấn đề góp vốn, mua cổ phần. 

IV. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con

– Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.

– Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

+ Người quản lý công ty mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm 

+ Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định nêu trên thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

+ Trường hợp hoạt động kinh doanh theo quy định nêu trên do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.

Như vậy, Các quan hệ giữa Công ty mẹ vào công ty con đều phải thực hiện một cách độc lập, bình đẳng. Công ty mẹ không có toàn quyền quyết định mọi vấn đề và áp đặt các chính sách của mình với công ty con mà chỉ được quyết định những vấn đề nằm trong phạm vi quyền của mình. 

V. Chế độ báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con

 Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:

– Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;

– Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;

– Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.

VI. Ưu điểm của mô hình công ty mẹ – con

– Địa vị pháp lý của công ty mẹ cũng như công ty con có tính độc lập, do đó các công ty con phát huy được sáng tạo, quyền tự chủ, tự do định đoạt để giải quyết những vấn đề nhanh hơn ở công ty.

– Nhờ có sức mạnh của Tập đoàn, của công ty mẹ mà vị thế của công ty con thường nâng cao hơn khi tham gia các quan hệ kinh tế.

– Mô hình này cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con.

– Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường; thu được nhiều lợi nhuận hơn.

– Có thể hình thành tập đoàn làm tăng khả năng cạnh tranh, phân tán sự rủi ro.

VII. Hạn chế của mô hình công ty mẹ – con

Mô hình tổ hợp công ty mẹ – công ty con có một số ưu điểm như trên. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình này cũng có một số hạn chế. Cụ thể:

– Tập đoàn có thể trở thành nhà đầu tư độc quyền, dễ gây nên hiện tượng lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh chung.

– Do tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công ty con cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.

– Công ty con có thể bị phụ thuộc vào công ty mẹ, do đó khó theo đuổi mục đích khác của tập đoàn

Trên đây là những giải đáp về về mô hình công ty con theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: 05/01/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *